• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home GIỚI THIỆU

Trường THCS Lao Bảo: Từng bước vững chắc đi lên

30 Tháng Ba, 2022
in GIỚI THIỆU
0
0
SHARES
80
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thị trấn Lao Bảo là một thung lũng nằm ở cuối con đường huyết mạch tỉnh lộ Quảng Trị, nối liền thị xã Đông Hà với cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Đó chính là con Đường 9 anh hùng với những địa danh tên đất, tên người lừng lẫy chiến […]

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trường THCS Lao Bảo Ra Đời Và Phát Triển

Lao Bảo – “Đô thị vàng” nơi biên cương tổ quốc

Giáo dục Lao Bảo cũng lớn mạnh dần lên theo năm tháng… Ai đã từng ở Lao Bảo trước kia, nay nếu có dịp trở lại, chắc chắn sẽ ngỡ ngàng đến thú vị. Bởi lẽ, từ một ngôi trường nhà tranh vách đất do dân gom góp dựng nên từ những ngày đầu mới lên lập nghiệp xây dựng vùng kinh tế mới, nay Lao Bảo đã có hệ thống trường lớp khang trang đủ các ngành học, từ bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đến trường THPT với tổng thể hơn 3000 học sinh của tất cả các cấp đang theo học. Có thể nói, cánh chim đầu đàn của giáo dục Lao Bảo chính là trường THCS, trường được thành lập chính thức từ ngày 3 tháng 8 năm 1992, tiền thân là trường Phổ Thông cấp 2 Tân Phước. Ban đầu chỉ có 4 lớp với 98 học sinh, năm 1994 đổi tên thành trường THCS Lao Bảo, đến nay trường đã có 24 lớp với hơn 900 học sinh và một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khoẻ đầy nhiệt huyết, một không gian sư phạm xanh-sạch-đẹp thoáng đãng với đủ sân chơi bãi tập nổi hẳn giữa trung tâm thị trấn. Trãi qua chặng đường 15 năm phấn đấu, trường đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận là trường Trung Học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 và là một trong hai trường THCS đầu tiên trong tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn Quốc gia – đó là một vinh dự lớn cho trường và thị trấn cửa khẩu này.

 

Có được thành quả như vậy không thể không kể đến công lao vất vả của anh Hoàng Phú Đức – người Hiệu trưởng hơn 20 năm làm quản lý đã ngày đêm trăn trở, lo toan, là người đứng mũi chịu sào, cầm lái đưa con thuyền giáo dục Lao Bảo từng bước đi lên đáp ứng với yêu cầu của xã hội ngày một phát triển. Nhớ lại những ngày đầu khi mới thành lập, trường được Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp xây được 4 phòng học cấp 4, bàn ghế thầy trò còn rất tạm bợ, thiết bị và thư viện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu…, mọi cái đang còn manh mún chưa đâu vào đâu, nhưng rồi tất cả cũng phải trưng dụng để đi vào hoạt động. Chính trong những năm khó khăn vất vả ấy, một số trường hợp anh chị em giáo viên đã phải nghỉ dạy, kiếm nghề khác để khắc phục khó khăn kinh tế của gia đình, số còn ở lại vẫn quyết tâm đem hết nhiệt tình để bám trường, bám lớp, vẫn thắp sáng lên niềm tin vào tương lai tươi sáng. Những ngày ấy, chính anh – người Hiệu trưởng tận tuỵ và đội ngũ những người thầy giáo giám hi sinh vì sự nghiệp giáo dục đã quyết tâm đưa trường từng bước vững chắc đi lên. Để có được phòng thực hành các bộ môn nhằm phục vụ việc dạy, học có hiệu quả, vả lại cũng không thể cứ khoanh tay ngồi ngóng đợi sự hỗ trợ của cấp trên, anh đã phải cùng đồng nghiệp tính liệu chắt chiu gom góp từng khoản kinh phí, tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh…, thôi thì tìm đủ mọi cách, giật gấu vá vai, để cho ra đời phòng thực hành các bộ môn Vật lý, Kỹ thuật, Hoá học, Sinh vật, phòng học nhạc… Và như con ong cần mẫn, từng năm một, sắm sửa mỗi năm một ít, dần dần cứ thế, đến nay trường đã có hệ thống phòng thực hành các bộ môn vào loại nhất nhì Tỉnh, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh của tất cả các môn học do Bộ quy định. Riêng thư viện, từ chỗ chỉ có lèo tèo vài ba đầu sách, thì nay trường đã đầu tư hẳn phòng đọc với hàng nghìn đầu sách và máy móc, như: máy vi tính dùng để quản lý sách, tìm kiếm thông tin sách báo ở mạng Internet, tủ sách điện tử với dung lượng lớn, đặt mua các loại sách báo tài liệu khác phục vụ tốt việc dạy và học,…vv. Đến nay, thư viện đã đạt chuẩn theo quyết định 01/ BGD. Tất cả đều được tính bằng lòng kiên trì và quyết tâm cao.

 

Ngoài nhiệm vụ chính là phải hoàn thành xuất sắc việc đào tạo học sinh bậc học THCS, trường còn đào tạo thêm học sinh ở bậc học cấp THPT. Đó là những ngày đầu khi phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Anh Đức bùi ngùi nhớ lại: “Bấy giờ do điều kiện, vùng Lao Bảo chưa có trường cấp 3 mà nhu cầu học tập của con em địa phương thì ngày càng cao, một số gia đình khá giả thì sau khi học xong cấp 2 liền đưa con em mình về thành phố, thị xã dể tiếp tục học hành, nhưng đó chỉ là con số ít ỏi, còn đại đa số các em phải từ bỏ mơ ước tương lai trở thành bác sĩ, kỹ sư vv… đành ngậm ngùi gác bút nghiên để phụ giúp gia đình bằng nhiều nghề khác nhau. Vậy là cái “Tài” ở nhiều em không có dịp toả sáng”! Thấu hiểu được nguyện vọng đó của nhân dân và được sự đồng tình của các cấp, các ngành, tháng 8 năm 1995 trường đã mở lớp bổ túc trung học (BTTH) đầu tiên. Những thầy cô giáo tham gia giảng dạy lại chính là những giáo viên của trường. Ban đầu ai cũng ái ngại và chính anh cũng vô cùng lo lắng – anh Đức tâm sự: ” Liệu giáo viên của mình có thể đảm đương nổi hay không? Về sự nhiệt tình thì mình tin là họ có thừa, nhưng liệu họ có đồng tình với cách làm của mình hay không? Liệu cho dù anh em có đồng tình đi chăng nữa thi chất lượng dạy, học sẽ như thế nào? Rồi đây hiệu quả sẽ ra sao? vv…và vv…”. Cứ thế hàng trăm câu hỏi xoay quanh, áp lực tâm lý đè nặng, lắm lúc tưởng chừng buông xuôi… Nhưng cuối cùng sự quyết tâm đã chiến thắng, như cái cây phải lâu ngày chắt chiu những tinh tuý từ đất mẹ, nay được đà xoè tán toả bóng mát, ra hoa kết trái cho đời. Đúng vậy, những mối lo âu, nghi ngờ và áp lực tâm lý đã tan biến nhường chỗ cho nổi vui khôn tả, như người trồng cây lâu ngày nay mới được hưởng hương thơm quả ngọt đầu mùa, cả trường náo nức đón nhận tin vui về thành quả đầu tiên của mình. Đó là vào năm 1998 khi khoá BTTH đầu tiên tốt nghiệp đã có số em thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng rất cao chiếm tỷ lệ 30%, có lẽ so với những nơi khác thì kết quả này cũng bình thường, nhưng ở một vùng biên cương đầy nắng gắt và gió bụi khắc nghiệt này, lại là thành quả của “lớp nhô cấp 3” thuộc trường THCS đảm trách thì đó là kết quả đáng trân trọng. Cảm xúc hân hoan rạo rực với thành quả đầu tiên này đã thắp sáng lên niềm tin của mọi người, kết quả bước đầu này đã tạo đà cho anh em đồng nghiệp vững tin bước tiếp. Được sự đồng tình của Đảng uỷ và chính quyền nhân dân địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng, Sở GD-ĐT và các Ngành cấp trên, mỗi năm trường đều mở thêm lớp mới, niềm vui ngày càng nhân lên khi kết quả năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 có 15/43 em chiếm tỷ lệ 34,8%, năm 2000 có 16/44 em chiếm tỷ lệ 36,3% thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng. Rõ ràng với chất lượng giáo dục này đã khẳng định được nội lực của đội ngũ cán bộ giáo viên của một trường đang ở vùng biên cương xa xôi – Nơi mà mỗi khi nghe đến địa danh ai cũng gật đầu “thông cảm”, nhưng chính cái thông cảm của họ đã làm cho những người làm công tác giáo dục ở đây phải nhói lòng, mang cảm giác như bị tổn thương, như bị xem thường, lòng tự trọng bị xúc phạm bởi sự cố gắng và kết quả của mình như bị đánh gía thấp: ” Thông cảm, vùng khó khăn mà !”..vv. Bị xem thường nhưng cũng chẳng biết thanh minh với ai, mà nghĩ lại, thanh minh để làm gì? Ngẫm đi nghĩ lại, chỉ còn cách thanh minh duy nhất đó là phấn đấu đưa trường ngày một tiến lên, chứng minh khả năng của mình phải bằng kết quả, mọi thanh minh bằng lời chỉ vô ích mà thôi.

Và nghĩ thế nào làm thế ấy, cũng vào năm 1998, trường mạnh dạn đề xuất cấp trên đưa môn Tiếng Anh và Tin học vào giảng dạy. Trường bấy giờ lại không có giáo viên đúng chuyên môn, vậy là hiệu trưởng phải chạy đôn, chạy đáo đi các hợp đồng giáo viên nơi khác về dạy. Riêng anh Đức, tự chi cả phép hè để khăn gói vào Huế tự học sử dụng máy vi tính, rồi mua luôn máy và sách báo, tài liệu về bắt đầu tự tìm hiểu nghiên cứu, cứ thế anh mày mò học hỏi những bạn bè ở thành phố, ở các trung tâm Tin học… Đến nay, tuy chẳng có bằng cấp gì về Vi tính, nhưng trình độ sử dụng vi tính của anh thì người có bằng B cũng phải bất ngờ. Thấy được sự nổ lực của cơ sở, năm 1996 Phòng GD-ĐT đã chi viện ngay giáo viên cử nhân Tin và Tiếng Anh cho trường, được sự giúp sức của Hội phụ huynh học sinh, trường đã tự đầu tư cho mình 10 máy vi tính với tổng trị giá lúc bấy giờ gần 200 triệu đồng phục vụ việc giảng dạy và học tập. Ngay lập tức, trường hợp đồng với trung tâm GDTX và HNDN Tỉnh mở lớp tin học chứng chỉ A cho giáo viên và cán bộ nhân dân địa phương. Điều đáng mừng là học sinh khoá nghề Tin học đầu tiên đã đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi nghề phổ thông của Tỉnh. Cả trường, cả địa phương dấy lên phong trào học vi tính, mua vi tính về cho con học vì mục đích không muốn mình lạc hậu so với xã hội. Hiện nay, trường đã có phòng vi tính riêng với hơn 40 máy thường xuyên hoạt động; có phòng nghe nhìn riêng dùng để cho giáo viên trìnhgiảng giáo án điện tử, mỗi phòng làm việc của cán bộ và nhân viên đều có máy nối mạng LAN để làm việc thuận tiện. Bằng đồng lương ít ỏi của mình, mỗi anh chị em giáo viên cũng tự sắm riêng cho mình mỗi người một bộ vi tính( cả máy in) để sử dụng thuận tiện hơn. Bằng nổ lực không ngừng và sự say mê của tất cả mọi người, đến nay anh chị em đã tự soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo chương trình Powerpoint để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy, học, ứng dụng vào tất cả mọi môn học, các chương trình ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ bằng kỹ thuật vi tính đã hấp dẫn tạo được sự hứng thú của học sinh, được cấp trên và bạn bè đồng nghiệp trong Huyện đánh giá cao. Từ năm 2002 trường đã nối mạng Internet để truy cập tìm kiếm thêm tài liệu, nay trường lại tiến hành nối mạng LAN cho tất cả các máy phục vụ rất thuận tiện cho nhu cầu giảng dạy, học tập và lưu trữ thông tin, trường đã có hẳn một kho tư liệu lưu trữ hàng trăm giáo án điện tử của tất cả các môn rất phong phú. Tất cả những công lao to lớn đã được đền đáp xứng đáng: Năm 2001 trường được công nhận là trường làm tốt công tác phổ cập THCS. Nhiều năm liền là trường tiên tiên cấp Tỉnh. Năm học 2002-2003 trường vinh dự được Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải tặng bằng khen, được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Minh Hiển tặng bằng khen, được cấp Huyện và cấp Tỉnh tặng nhiều bằng khen , giấy khen khác đã làm nên bề dày thành tích cho trường. Đặc biệt anh Hoàng Phú Đức – Người hiệu trưởng tận tuỵ, năng động sáng tạo đã được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục tặng bằng khen vì có nhiều công lao đóng góp trong công tác.

Có được những thành tích đáng trân trọng ấy, không thể không kể đến vai trò của Công đoàn nhà trường đã tuyên truyền vận động anh chị em quyết tâm vượt qua khó khăn và điều kiện gia đình để dành thời gian học tập nâng cao trình độ. Công đoàn đã phối hợp cùng chuyên môn tổ chức thành lập “Câu lạc bộ Tin học”, thông qua hình thức học tập này đã giúp cho tất cả anh chị em của trường đến nay 100% cán bộ giáo viên nhân viên của Trường đã sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác của mình rất tốt. Công đoàn đã phát động thi đua mỗi giáo viên trong học kỳ phải có ít nhất 02 giáo án điện tử để tổ chức dự thi…vv.

Có được những thành tựu hôm nay, không thể không kể đến công lao đóng góp của đội ngũ giáo viên giỏi các cấp. Đó là những người thầy tâm huyết với nghề đã tạo dựng nền móng cho trường ngày càng phát triển không ngừng, như các thầy cô giáo: Phạm Hữu Đức, Mai Thành, Trần Thị Thanh Xuân, Trương Bình, Phạm Xuân Thảo, Nguyễn Thị Châu Loan, Nguyễn Bá Tam, Trần Đình Bá, Nguyễn Thị Nga, Dương Thị Thảo Trang, Hồ Thị Tố Trinh và nhiều thầy cô giáo khác đã tô điểm thêm cho nét đẹp truyền thống của Giáo dục Lao Bảo hôm nay. Đúng là mọi thành công chỉ mỉm cười khi sự khổ luyện kiên trì đã ăn sâu vào máu thịt, và có lẽ không phụ lòng công lao sớm hôm vất vả của những người thầy vẫn ngày đêm lặng lẽ bên trang giáo án, bên bài làm của học sinh, miệt mài bên bàn vi tính để nghiên cứu, Trường đã tự hào vì là trường đầu tiên của Huyện nhà có nhiều học sinh đạt giải cao các môn văn hoá trong các kỳ thi học sinh giỏi do Tỉnh tổ chức. Nhiều học sinh đã thi đậu vào các trường THPT trọng điểm các trường Chuyên trong và ngoài tỉnh. Nhiều em nay đã thành đạt trở thành những cán bộ, kỹ sư, bác sỹ, giáo viên..vv đang công tác ở khắp mọi miền của Tổ Quốc. Thử hỏi làm nghề dạy học còn có phần thưởng nào cao quý hơn là sự thành đạt của chính những học sinh do mình dạy dỗ nên? Chẳng phải đó chính là phần thưởng danh giá nhất của cuộc đời người làm Thầy đó sao!

Xã hội đang ngày một đi lên đòi hỏi sự đổi mới và phát triển của giáo dục ngày càng cao, THCS Lao Bảo sẽ làm gì tiếp theo để có thể hoà mình vào dòng chảy chung của đất nước để thực hiện công cuộc CNH HĐH thành công? Tôi tin chắc rằng: Bằng nghị lực, bằng sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo và quyết tâm cao của anh chị em, trường THCS Lao Bảo sẽ còn tiến xa hơn nữa, từng bước thật vững chắc đi lên!

Để thay cho lời kết khi nói về trường với tất cả tình cảm sâu lắng nhất có lẽ phải trích mượn lời một bài hát tự biên của đồng nghiệp:

” … Trường em vang vang tiếng hát, Xao xuyến núi rừng xa xa, Ở nơi biên cương xa vắng…Trường em vẫn lớn từng ngày. Ngày mai dù có đi xa, Em vẫn hát mãi bài ca, Ngợi ca mái trường biên cương yêu dấu, Ngợi ca mái trường Lao Bảo mến yêu”!

Thật vậy, dù cho ở nơi biên cương “xa vắng”, dù cho những khó khăn, thử thách mới đang chờ…, THCS Lao Bảo vẫn quyết tâm bước tiếp, vẫn mãi ngời lên một điểm sáng giáo dục tràn đầy niềm tin!

Lao Bảo, ngày 15 tháng 5 năm 2008

Người viết:

Trần Thị Thanh Xuân

Chủ tịch Công Đoàn- Phó Hiệu Trưởng

Related Posts

GIỚI THIỆU

Trường THCS Lao Bảo Ra Đời Và Phát Triển

30 Tháng Ba, 2022
GIỚI THIỆU

Lao Bảo – “Đô thị vàng” nơi biên cương tổ quốc

30 Tháng Ba, 2022
Next Post

Lao Bảo - "Đô thị vàng" nơi biên cương tổ quốc

Trường THCS Lao Bảo Ra Đời Và Phát Triển

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9