• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home TIN TỨC SỰ KIỆN

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay

30 Tháng Ba, 2022
in TIN TỨC SỰ KIỆN
0
0
SHARES
81
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

1. Đặt vấn đề

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trường THCS Lao Bảo tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến

Trường THCS Lao Bảo tổ chức Sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2021-2022

Kỳ họp thứ ba – HĐND thị trấn Lao Bảo – khoá XII, nhiệm kỳ 2021-2026

Hội thi Thiết kế bài giảng E-Learning cấp trường năm học 2021-2022

Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với bản thân mình, với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống. Cách ứng xử của con người với cộng đồng, đất nước, nhân loại được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.

Người có đạo đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của mình cho cái chung tập thể…

Điều 27, luật GD 2005 xác đinh: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…

Đạo đức không phải tự nhiên mà có, không do bẩm sinh, di truyền mà do giáo dục: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Hồ Chí Minh.

Vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức cho HS ở trường THCS như thế nào?

2. Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại THCS Lao Bảo

Học sinh hiện nay nói chung cơ bản có tinh thần yêu quê hương đất nước, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Đa số học sinh đều có lý tưởng phấn đấu, động cơ học tập nghiêm túc, rõ ràng, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể, các phong trào, xung kích, sáng tạo, tình nguyện. Phần lớn học sinh có đạo đức, lối sống văn hóa, lành mạnh, và lên án những tiêu cực, tệ nạn xã hội, các hành vi trái thuần phong mĩ tục, không sa vào tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực nêu trên, hiện nay tình trạng vi phạm các chuẩn mực đạo đức, lối sống trong một bộ phận học sinh đang báo động rất mạnh. Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống đang được cả xã hội hết sức quan tâm và lo lắng.

Trường THCS Lao Bảo hiện có 924 em với 23 lớp, học sinh đa số chăm ngoan, thực hiện tốt các bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Qua thực tiễn làm công tác quản lí tại trường, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục đạo đức HS như sau:

2.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các ban ngành đoàn thể.

Tập thể sư phạm nhà trường có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức tiến bộ vươn lên.

Hội cha mẹ học sinh rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình; rất nhiều em có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh các lớp.

Phần lớn các em học sinh đều ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo; có tinh thần đoàn kết biết giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái; xây dựng được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh.

2.2. Khó khăn

Đối với học sinh THCS, ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi bắt đầu phát triển, các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu… trong khi đó các kiến thức về xã hội, gia đình, về pháp luật còn rất hạn chế. Do đó các em chưa có ý thức về trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật.

Do thực tế phát triển của xã hội nên ít nhiều các em cũng chịu tác động của các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường…Vì thế, nhiều học sinh sa vào tình trạng yêu đương sớm, đua đòi, ăn chơi, thích sử dụng bạo lực, sống thờ ơ.

Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn nuông chiều, tin tưởng thái quá vào con em mình hoặc có tư tưởng phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái.

2.3. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay còn nhiều bất cập

Thứ nhất, là do gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dục. Trẻ em hư hỏng, trước hết thuộc về lỗi của cha mẹ. Hiện nay có khá nhiều bố mẹ vì quá mải mê với việc kiếm tiền nên ít khi hoặc thậm chí không dành thời gian trò chuyện với con, quan tâm, nắm bắt tâm lý, tình cảm, cuộc sống của con. Có gia đình cho rằng chỉ cần quan tâm, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của con bằng việc cho quà, tiền,…còn trong chuyện học tập thì “trăm sự nhờ thầy”. Nhiều phụ huynh tưởng rằng quan tâm tới con có nghĩa là đảm bảocho con đầy đủ điều kiện vật chất mà quên rằng, chính sự thiếu quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, gần gũi con là nguyên nhân khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và thiếu bền vững. Khi không có cha mẹ “dẫn đường”, hoặc bị bỏ rơi trong chính gia đình mình, con cái dễ rơi vào tình trạng hẫng hụt, nhiều em đã tìm đến bạn bè tụ tập, ăn chơi, hành xử theo bản năng… Bên cạnh đó là sự bùng nổ của thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn.

Thứ hai, là do sự giáo dục đạo đức lối sống trong nhà trường hiện nay kém hiệu quả. Nhà trường chú trọng truyền đạt kiến thức hơn là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Giáo dục nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay hình thức, nặng tính hàn lâm mà không chú trọng thực hành xã hội. Môn giáo dục công dân có nhiều bài học lý thuyết, không đi sâu vào quan hệ đạo đức giữa con người với con người cụ thể, chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức. Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật. Một bộ phận thầy cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm chuẩn mực đạo đức. Lâu nay chúng ta chỉ mới “coi” chứ chưa “trọng” việc giáo dục đạo đức, lối sống. Công tác giáo dục học sinh cá biệt bị lãng quên hoặc thực hiện không quyết liệt, việc xử lý kỷ luật trở thành phổ biến, không ít trường hợp, thay vì đối thoại với học sinh thì lại thành “đối đầu”.

Thứ ba, là do môi trường xã hội ảnh hưởng không nhỏ vào việc hình thành nhân cách của mỗi công dân nói chung và mỗi học sinh nói riêng. Do tác động của mặt cơ chế thị trường làm cho trẻ vị thành niên bị cám dỗ vào lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỉ …. Sự hội nhập với nền văn hóa văn minh, hiện đại đã khiến không ít bạn trẻ choáng ngợp trước lối sống mới lạ và không biết chọn lọc nên vô tình rơi vào nhiều cạm bẫy, nảy sinh những cách sống thiếu lành mạnh như sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, tư tưởng thích sống tự do buông thả… Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh. Vì thế nhiều học sinh đạo đức, lối sống bị “lệch chuẩn”

Việc dạy chữ (dạy tài) và dạy người (dạy đức) phải luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được. Vì vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời.

3. Một số giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại THCS Lao Bảo

3.1. Các giải pháp cơ bản

– Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của gia đình: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh điều trước hết là vai trò, trách nhiệm của gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh. Gia đình được coi là trường học đầu tiên, là cái nôi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

– Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường: Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Ngoài việc xây dựng các quy định về các chuẩn mực đạo đức, lối sống thì chương trình giáo dục cần cụ thể, tránh hình thức, hàn lâm mà cần chú trọng thực hành xã hội.

– Chú trọng giáo dục làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cần tập trung đi sâu vào mối quan hệ đạo đức giữa con người với con người như quan hệ ông bà – bố mẹ – con cái… Khi được dạy các giá trị tình cảm và các mối quan hệ, học sinh sẽ hiểu được giá trị của cộng đồng mang lại, từ đó các em sẽ có ứng xử phù hợp. Trong khi vấn đề quan trọng để giáo dục đạo đức con người, theo các nhà khoa học tâm lý học, đó chính là chạm được vào cảm xúc, điều này sẽ giúp thay đổi nhận thức học sinh rất nhanh chóng. Bên cạnh đó là vai trò cực kỳ quan trọng của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, người có điều kiện và trách nhiệm nhất để gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh.

– Mối quan hệ giữa thầy – trò cần được gắn kết tình cảm, trách nhiệm, gần gũi như cha mẹ – con cái. Khi học trò đến trường, người thầy cần được coi là “như mẹ hiền”. Thực tế đã chứng minh, nhiều học sinh “cá biệt” đã được nhiều thầy, cô “cảm hóa” trở thành con ngoan, trò giỏi, và sau trưởng thành, phát triển có ích cho xã hội. Chỉ với cái đức của người thầy như vậy mới có khả năng tốt nhất để giáo dục đạo đức, lối sống có hiệu quả, chất lượng cho học sinh hiện nay.

– Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh: Môi trường xã hội lành mạnh sẽ có tác động tốt vào việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống mỗi học sinh. Học sinh được sống trong một xã hội với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, duy trì và phát triển học sinh mới có được chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt được. Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng.

– Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của học sinh, đồng thời cần xây dựng chế tài xử lý nghiêm những học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống.

3.2. Một số giải pháp cụ thể tại trường THCS Lao Bảo

– Mỗi một CBGVNV rèn luyện bản thân, tự hoàn thiện mình để thực sự là tấm gương sáng cho HS học tập, noi theo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền HD học sinh vận dụng các chuẩn mực đạo đức đã được học từ các môn học vào thực tế cuộc sống.

Tăng cường công tác tự quản của tập thể lớp, thông qua vai trò cố vấn của GVCN. Sử dụng các biện pháp giáo dục giúp HS tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức bằng cách giáo dục bằng dư luận tập thể, cảm hoá bằng tình bạn và lương tâm của mỗi người.

– GVCN phải có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh; hàng tuần, hàng tháng, có nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng mặt mạnh mặt yếu để HS tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

– GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của các em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.

– Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT, ngoại khoá… Mời các nhà tâm lý học về nói chuyện thông qua hoạt động dưới cờ hàng tuần, qua các hoạt động này sẽ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn.

– Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.

– Cần xử lí kỷ luật học sinh vi phạm đạo đức, kỷ luật và có sự khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân tiêu biểu, kích thích sự tiến bộ của các em.

– Đoàn Thanh niên, đội cờ đỏ tăng cường quản lý nề nếp, giám sát các HĐ của HS trước và sau khi tan trường để kịp thời phát hiện và xử lý các tệ nạn xâm nhập vào học đường…/.

Related Posts

TIN TỨC SỰ KIỆN

Trường THCS Lao Bảo tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến

30 Tháng Ba, 2022
TIN TỨC SỰ KIỆN

Trường THCS Lao Bảo tổ chức Sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2021-2022

30 Tháng Ba, 2022
TIN TỨC SỰ KIỆN

Kỳ họp thứ ba – HĐND thị trấn Lao Bảo – khoá XII, nhiệm kỳ 2021-2026

30 Tháng Ba, 2022
Next Post

Trường THCS Lao Bảo tổ chức sơ kết HKI năm học 2019-2020

Trường THCS Lao Bảo tổ chức Xuân yêu thương Canh Tý năm 2020

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9