Ở tiểu học, chúng ta không chỉ tìm hiểu về danh từ mà còn được tìm hiểu về động từ. Một cách khái quát các từ chỉ hành động, trạng thái được gọi là động từ. Diễn tả các hành động của em bé ta không thể không dùng động từ như “chạy, đứng, nằm, bò,… “. Tuy vậy ở tiểu học ta mới chỉ tìm hiểu khái quát, sơ lược. Vì thế lên cấp 2 trong chương trình ngữ văn 6 tập 1 chúng ta được tìm hiểu sâu sắc hơn về “Động từ”. Dưới đây là hướng dẫn bài soạn “Động từ” giúp các bạn có bài soạn tốt trước khi vào bài học. Hướng dẫn soạn Động từ lớp 6 ngắn gọn
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI “ĐỘNG TỪ” LỚP 6 NGẮN GỌN
I. Đặc điểm của động từ
1. Câu 1 trang 145 SGK văn 6 tập 1
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm,lễ
c. treo, xem, bảo, cười, bán, đề
2. Câu 2 trang 145 SGK văn 6 tập 1:
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
3. Câu 3 trang 145 SGK văn 6 tập 1:
Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ để tạo thành cụm động từ
Chức vụ chủ yếu: vị ngữ
II. Các loại động từ chính
1. Câu 1 trang 146 SGK văn 6 tập 1:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
Chạy, cười, đi, học, hỏi, ngồi
Chạy, cười, đi, học, hỏi, ngồi
Trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?
Dám, định, toan
Buồn, đau, gãy, nhức, nứt, yêu, vui
2. Câu 2 trang 146 SGK văn 6 tập 1:
Động từ tình thái: không thể, nên, cần…
Động từ hành động: chạy, đi, bò
Động từ trạng thái: rách, nứt,mẻ …
III. Luyện tập
1. Câu 1 trang 147 SGK văn 6 tập 1:
Các động từ:
· Động từ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo
· Động từ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi
· Động từ tình thái: đem, hay
2. Câu 2 trang 147 SGK văn 6 tập 1:
Ngay cả khi chết đuối, sắp chết, anh ta vẫn tham lam không chịu đưa tay cho người khác cứu. Vì theo anh ta “đưa” và “cầm” trong trường hợp này khác nhau.
Các bài soạn tiếp theo: