Hướng dẫn Soạn bài Xưng hô trong hộ thoại lớp 9 do THCS Lao Bảo biên soạn để các bạn tham khảo và chúc các bạn có sự chuẩn bị bài thật tốt.
Các bài soạn trước đó:
Giao tiếp luôn là một trong những vấn đề cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. mỗi ngày chúng ta nói chuyện, giao tiếp với bạn bè, người thân, đối tác, ở mọi nơi như trong gia đình, nơi công cộng, công ty, nơi làm việc… Ai ai cũng đều hiểu được tầm quan trong của giao tiếp. Đối với mỗi người Việt nam chung ta lại càng phải chú ý đến cách xưng hô sao cho đúng phép trong cuộc giao tiếp của mình. Vì vậy mà xưng hô trong giao tiếp cần phải được rèn luyện và được đưa vào trong quá trình học tập là điều tất yếu. Trong chương trình ngữ văn 9 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học Xưng hô trong hội thoại. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài xưng hô trong hội thoại lớp 9.
SOẠN BÀI XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI LỚP 9.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Câu 1 trang 38 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: anh, cậu, bác, dì, chú, bố, mẹ, chị…những từ ngữ đó dùng phân biệt với những người có mối quan hệ họ hàng, khác nhau về tuổi tác, cấp bậc….
Câu 2 trang 38 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Đoạn
Xưng hô của Dế Choắt
Ý nghĩa
Xưng hô của Dế Mèn
Ý nghĩa
Đoạn a
Anh – em
Thể hiện sự nhún nhường, lễ phép của người yếu thế
Ta – chú mày
Thể hiện sự kiêu căng, ngạo mạn
Đoạn b
Tôi – anh
Thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ
Tôi – anh
Thể hiện thái độ tôn trọng. lúc này Dế Mèn đang hối hận
II. Luyện tập bài Xưng hô trong hội thoại
Câu 1 trang 39 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Lời mời trên có sự nhẫm lẫn trong cách dùng từ, người mời đã không phân biệt được sự khác nhau giữa hai từ chúng ta, chúng tôi
Nguyên nhân: lỗi thường mắc của người ngoại quốc khi học tiếng Việt, không hiểu được thói quen người bản xứ
Câu 2 trang 40 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Cách xưng hô như vậy thể hiện sự khiêm tốn của người viết
Nhằm tạo văn bản có tính khách quan, tăng tính thuyết phục
Câu 3 trang 40 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Trong cách xưng hô cậu bé với mẹ thấy được sự quyết đoán mạnh mẽ, khác với những đứa trẻ bình thường
Đối với sứ giả lại càng lạ hơn ông – ta, cách xưng hô oai nghiêm đường bệ, thể hiện khí chất phi thường
Câu 4 trang 40 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Địa vị người học trò cũ thay đổi: từ người bình thường trở thành người có quyền cao chức trọng trong xã hội.
Cách xưng hô vẫn không thay đổi “thầy – con” điều đó thể hiện thái độ kính cẩn, lòng biết ơn với thầy giáo cũ. Đó là người có nhân cách lớn.
Câu 5 trang 40 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Trước 1945 người đứng đầu nhà nước thường là vua, chúa. Giữa vua chúa có khoảng cách lớn.
Bác Hồ xưng hô với nhân dân “tôi – đồng bào” thể hiện sự gần gũi, xóa đi khoảng cách giữa lãnh tự và nhân dân.
Câu 6 trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 1:
Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật. Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông, cai lệ, người nha flis tưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách: xưng hô ông – thằng kia, mày
Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiến sự tức nước vỡ bờ, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.
Các bài soạn tiếp theo: