• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 8 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8

Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8, VĂN HỌC, VĂN LỚP 8
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Một văn bản đầy đủ không thể thiếu các đoạn văn. Không có các đoạn văn không thể tạo thành một văn bản, đó là điều cơ bản và quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Nhưng làm thế nào để có được đoạn văn hay cho một văn bản logic, nghệ thuật, khoa học? Điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”. Qua bài học chúng ta nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn, biết vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu. Từ đó, nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho, hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định, và trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”

SOẠN BÀI XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN LỚP 8

I. Thế nào là đoạn văn.

1. Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

 Văn bản gồm 2 ý (mỗi ý viết thành một đoạn văn):

  Ý 1( Đoạn 1): Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố.
 Ý 2( Đoạn 2): Giới thiệu về tác phẩm “ Tắt đèn”.

2. Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Dấu hiệu hình thức để nhận diện đoạn văn: Chữ đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, kết đoạn chấm xuống dòng, mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu.

3. Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II.  Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a.  Từ ngữ chủ đề

  Đoạn 1: Ngô Tất Tố ( ông, nhà văn).
  Đoạn 2: Tắt đèn.

b. Câu chủ đề.

  Đoạn 2: Câu : “ Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”=> Mang nội dung khái quát của cả đoạn văn.

  Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có 2 thành phần chính
  Vị trí: Đầu hoặc cuối đoạn.

2.  Cách trình bày nội dung đoạn văn

a.

 Đoạn 1: Không có câu chủ đề -> Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau=> Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành.
Đoạn 2: Câu chủ đề: “ Tắt đèn là một tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”( đầu đoạn văn). Các câu tiếp theo là rõ ý cho câu chủ đề => Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch.

b. Câu chủ đề: “ Như vậy………tế bào”( cuối đoạn)=> Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp.

III. Luyện tập Xây dựng đoạn văn trong văn bản

1. Câu 1 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Văn bản gồm 2 ý.

 Mỗi ý diễn đạt thành 1 đoạn văn

2. Câu 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Đoạn a: Diễn dịch.
  Đoạn b: Song hành.
  Đoạn c: Song hành.

3. Câu 3 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thời các vua Hùng dựng nước đến những năm Cách mạng, dân tộc qua trải qua bao cuộc chiến vĩ đại. An Dương Vương dựng nước giữ nước cũng nhờ sức dân. Quang Trung đánh đuổi quân Ngô xâm lược cũng là nhờ sức dân. Cách Mạng thành công cũng là nhờ sức dân. Sức dân ấy chính là tinh thần yêu nước của triệu dân Việt Nam ta.

4. Câu 4 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được khẳng định trong những cuộc kháng chiến vĩ đại, gắn với những tên tuổi ấy.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Luyện tập lập luận, giải thích ngắn gọn hay nhất lớp 7

Soạn bài Lão Hạc lớp 8 đầy đủ hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9