• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 8 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8

Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” lớp 8 đầy đủ hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8, VĂN HỌC, VĂN LỚP 8
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài “Tức nước vỡ bờ” lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài của mình ở nhà

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, bức tranh nông thôn Việt Nam là một đề tài hấp dẫn đối với nhiều cây bút. Mỗi nhà văn lại có một cách nhìn, cách phản ánh hiện thực riêng biệt, mới mẻ. Ngô Tất Tố cũng là một nhà văn đi về với làng quê. Hiện thực xã hội đen tối và số phận bi thảm của người nông dân đã được ông phản ánh đầy sinh động và sâu sắc trong tác phẩm “Tắt đèn”. Tác phẩm không chỉ là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng mà còn là bản án đanh thép đối với xã hội phong kiến và tầng lớp thống trị. Trên cái nền xã hội ấy, người nông dân vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn đời. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tức nước vỡ bờ lớp 8

SOẠN BÀI TỨC NƯỚC VỠ BỜ LỚP 8

I- Tìm hiểu chung đoạn trích Tức nước vỡ bờ

1. Tác giả

Ngô Tất Tố là một nhà nho gốc nông dân
Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc của trào lưu hiện thực Việt Nam, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng
Ông am tường nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác

2. Tác phẩm

Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn
Vị trí đoạn trích nằm ở chương 18 của tác phẩm

3. Bố cục

Đoạn trích chia làm 2 phần:

Phần 1: từ đầu… ngon miệng hay không: chị Dậu tận tụy chăm sóc chồng
Phần 2: còn lại: chị Dậu đứng lên phản kháng tên cai lệ và người nhà lí trưởng

III- Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Câu 1 trang 32 SGK văn 8 tập 1:

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:

Anh Dậu ốm chết đi sống lại còn bị đánh vì chưa nộp sưu
Bọn tay sai xông vào định đánh trói anh Dậu

Câu 2 trang 32 SGK văn 8 tập 1:

Phân tích nhân vật cai lệ:

Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính, chuyên làm tay sai đến tróc thuế người dân
Cử chỉ: gõ đầu roi xuống đất thét, trợn ngược hai mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập, bịch, tát…
Ngôn ngữ: không là ngôn ngữ của con người, tiếng như tiếng của thú dữ
Là tên tay sai ác ôn, không có tính người

=> Cai lệ là hiện thân sinh động của tầng lớp thống trị với bản chất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính

Câu 3 trang 33 SGK văn 8 tập 1:

Diễn biến tâm lí của chị Dậu:

Ban đầu chị van xin tha thiết
Không thể chịu được nữa, chị liều mạng cự lại
Chị đổi cách xưng hô: ông- tôi và cự lại bằng lí lẽ
Bị tên cai lệ tát, chị chuyển từ ông- tôi sang mày- bà
Sau đó chị lần lượt quật ngã hai tên tay sai, túm cổ tên cai lệ, vật nhau với người nhà lí trưởng

=> Sự thay đổi thái độ của chị  phù hợp với diễn biến tâm lí, thể hiện tinh thần phản kháng, lòng căm hờn của người nông dân

=> Chị Dậu là người phụ nữ dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tình yêu thương và có tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ

Câu 4/ 33 SGK văn 8 tập 1:

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ:

Tức nước vỡ bờ thể hiện quy luật tự nhiên: mạch nước càng đầy, khi bị tức sẽ nổi sóng, tràn ra và phá vỡ bờ
Nhan đề còn phản ánh một thực tế trong xã hội: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh

Câu 5/ 33 SGK văn 8 tập 1:

Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo:

Tác giả xây dựng tình huống truyện gay cấn, nhiều kịch tính

Qua ngoại hình, hành động ta thấy được tính cách của nhân vật:

Chị Dậu: hiền lành, nhẫn nhục nhưng giàu tinh thần phản kháng
Cai lệ: hống hách, độc ác, tàn bạo

Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ đối thoại độc đáo, sinh động, vừa thể hiện tính cách vừa khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật

Câu 6/ 53 SGK văn 8 tập 1:

Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”:

Tác phẩm phản ánh đúng quy luật: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh
Nhà văn phát hiện ra những vẻ đẹp và tinh thần phản kháng ở người nông dân
Bạo lực, đấu tranh là con đường duy nhất để có thể bảo vệ mình trước sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Tên Tiếng Trung Quốc Hay Cho Nam, Bé Trai, Con Trai Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tên Tiếng Trung Hay Cho Nữ, Bé Gái, Con Gái Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Cách Đọc Tiền Tệ Các Nước Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Tên Các Nước Trên Thế Giới Dịch Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Tiếng Trung Về Quân Sự, Quân Đội
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG