Trong văn học Việt Nam nói riêng, ca dao tục ngữ đã trở thành nền tảng văn hóa vững trắc mà ông cha ta đã dày công xây dựng qua bao thế kỉ từ thời phong kiến từ những kinh nghiệm hết sức thực tế. Chương trình ngữ văn lớp 7 tuy không phải đặt trọng tâm vào tục ngữ nhưng cũng phần nào tạo cho học sinh vốn kiến thức mới, sự hiểu biết về tục ngữ của ông cha ta qua bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Để giúp các bạn học tìm hiểu và tiếp cận bài học dễ dàng, THCS Lao Bảo sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất lớp 7 ngắn gọn mà đầy đủ nhất để các bạn tham khảo nhé. Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất lớp 7 ngắn nhất do THCS Lao Bảo biên soạn.
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT LỚP 7 NGẮN GỌN NHẤT.
I. Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 1 / 4 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
Đọc kĩ câu tục ngữ, chú thích câu
Câu 2 / 4 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
Có thể chia những câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm chính:
Bốn câu đầu: tục ngữ về thiên nhiên
Bốn câu sau: tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 3/ 4 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
Ý nghĩa của các câu tục ngữ, cơ sở thực tiễn:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã tối
Ngày tháng 10 chưa cười đã sáng”
Cơ sở thực tiễn: Tháng năm ngày ngắn đêm dài, tháng mười ngày dài đêm ngắn
=> Nói về thời gian của một ngày phụ thuộc vào tháng, dựa trên cơ sở thực tiễn và sự vận động của trái đất mà phán đoán
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
Cơ sở thực tiễn: Nhiều sao trời nắng, ít sao trời mai sẽ mưa
=> Dựa vào sự có mặt của các vì sao trên trời để dự báo nắng mưa
“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
=> Bầu trời xuất hiện “ ráng mỡ gà” tức sắp có bão
“Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lụt”
Cơ sở thực tiễn: sự di chuyển của đàn kiến
=> Dựa vào việc kiến rời tổ đi chỗ khác vào những ngày tháng 7, người ta biết rằng sắp tới có nhiều trận mưa.
“Tấc đất tấc vàng”
Cơ sở thực tiễn: đất đai giúp nhân dân có thể trồng trọt, cầy cấy, xây nhà và thu lại lơih ích kinh tế cao
=> Đề cao giá trị của đất đai
“Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”
Cơ sợ thực tiễn: nuôi cá, trồng vườn, làm ruộng là những nghề mang lại lợi ích cao cho người dân
=> Sự sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 3 các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân
“ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Cơ so thực tiễn: trong trồng trọt, yếu tố để cây có thể sống là nước, tiếp là phân, sự chăm sóc của con người và giống cây trồng tốt
=> Nói về quy trình và các yếu tố cần thiết trong trồng trọt
“Nhất thì, nhì thục”
Cơ sở thực tiễn: Thời vụ tốt giúp con người đạt hiệu quả trong cầy cấy và trồng trọt
=> Đề cao yếu tố thời vụ trong nông nghiệp
Câu 4/ 4 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
Câu tục ngữ: “ Tấc đất, tấc vàng”
Ngắn gọn: 4 chữ
Vần: “tấc”
Vế đối xứng nhau “ tấc đất” và “ tấc vàng”
Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh: đề cao giá trị của đất đai, chỉ cần một tấc đất thôi , ta đã có một tấc vàng. Đây là lối so sánh ngang bằng nhằm đề cao giá trị của đất.
II. Luyện tập bài tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất lao động
Các câu tục ngữ sưu tầm:
Mưa tháng tư hư đất
Mưa tháng ba hoa đất
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Các bài soạn tiếp theo: