Một câu hoàn chỉnh không thể thiếu từ. Bởi từ là thành phần quan trọng cấu tạo nên câu. Nếu không có từ thì không có câu. Nhưng để cấu tạo nên từ thì cần phải có tiếng. Như vậy tiếng tạo nên từ và từ tạo nên câu. Đây là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không thể tách biệt. Tuy vậy không phải tiếng nào hay từ nào cũng tạo nên những câu hoàn chỉnh ý nghĩa. Hơn thế người ta luôn ví từ ngữ Tiếng Việt phong phú đa dạng “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Vì thế trong chương trình văn 6 tập 1 chúng ta được học “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” . Dưới đây là hướng dẫn bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” giúp các bạn có được bài soạn ý tốt trước khi vào bài học. Hướng dẫn soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt ngắn gọn lớp 6
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT NGẮN GỌN LỚP 6
I. Từ là gì?
Câu 1 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
Các từ:
Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và
Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Câu 2 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Tiếng cấu tạo nên từ.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu
II. Từ đơn và từ phức
Câu 1 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
2. Câu 2 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Giống nhau ở chỗ đều gồm 2 âm tiết trở lên
Khác nhau:
Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau
III. Luyện tập
1. Câu 1 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
a. Các từ nguồn gốc, con cháu : từ ghép
b. gốc gác, nguồn cội, tổ tiên…
c. vợ chồng, cô dì, anh em, cô dì, chú bác, ông bà, bác cháu,…
2. Câu 2 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
Theo giới tính(nam, nữ): anh chị, bố mẹ, ông bà, cậu mợ
Theo bậc(trên, dưới): mẹ con, cha con, bà cháu,…
Câu 3 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Nêu cách chế biến bánh
Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng
Nêu tên chất liệu bánh
Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh sắn, bánh ngô
Nêu tính chất của bánh
Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng
Nêu hình dáng của bánh
Bánh gối, bánh tai yến, bánh sừng
Câu 4 trang 15 SGK văn 6 tập 1:
Từ “thút thít” miêu tả tiếng khóc của nàng công chúa Út
Các từ láy có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức…
5. Câu 5 trang 15 SGK văn 6 tập 1:
a. Tả tiếng cười: khúc khích, ha hả, sung sướng
b. Tả tiếng nói: chầm chậm, oang oang, lí nhí
c. Tả dáng điệu: chậm chạp, hấp tấp, thướt tha, nhẹ nhàng
Các bài soạn tiếp theo: