Hướng dẫn soạn bài: Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt lớp 6 đầy đủ chi tiết nhất các phần và có cả phần luyện tập
Các bài soạn trước đó:
Từ là đơn vị cơ bản nhất của từ vựng. Muốn viết một câu hay một đoạn văn, chúng ta phải xuất phát từ từ vựng trước tiên. Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ được học về từ và cấu tạo từ của tiếng Việt. Trong bài học này, chúng ta cần nắm chắc được khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, tiếng và các kiểu cấu tạo từ. Những kiến thức cơ bản này sẽ là nền tảng phục vụ cho việc học môn văn về lâu dài. Ở cấp học tiểu học, chúng ta đã được làm quen với những từ đơn, từ ghép, trong bài học này, chúng ta sẽ có kiến thức tổng quát về từ và cấu tạo từ. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài: Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt lớp 6
SOẠN BÀI TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT LỚP 6
Câu 1 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Danh sách các tiếng là: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
Danh sách các từ là: thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Câu 2 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Các đơn vị từ và tiếng khác nhau ở chỗ
Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết
Từ là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa
Câu 1 trang 13 SGK văn 6 tập 1:
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
Câu 2 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Cấu tạo của từ láy và từ ghép giống nhau ở chỗ đều gồm 2 âm tiết trở lên
Khác nhau:
Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Từ láy: ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau
III. Luyện tập
Câu 1 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép
b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: gốc gác, cội nguồn, tổ tiên…
c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: mẹ con, vợ chồng, cô dì, anh em, cậu mợ, bác cháu…
Câu 2 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
Theo giới tính(nam, nữ): anh chị, bố mẹ, ông bà, cậu mợ
Theo bậc(trên, dưới): bác cháu, anh em, cậu cháu…
Câu 3 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
Nêu cách chế biến bánh
Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng
Nêu tên chất liệu bánh
Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh sắn, bánh ngô
Nêu tính chất của bánh
Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng
Nêu hình dáng của bánh
Bánh gối, bánh tai yến, bánh sừng
Câu 4 trang 15 SGK văn 6 tập 1:
Từ “thút thít” miêu tả tiếng khóc của nàng công chúa Út
Các từ láy có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức…
Câu 5 trang 15 SGK văn 6 tập 1:
a. Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, ha hả…
b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, lí nhí, thỏ thẻ…
c. Tả dáng điệu: lả lướt, mềm mại, thướt tha, nghênh ngang, lóng ngóng…
Các bài soạn tiếp theo: