Hướng dẫn soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ lớp 6 ngắn gọn để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
Từ ngữ trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng về nghĩa cũng như các thể loại từ. Sự đa sắc về nghĩa đã góp phần làm nên sự phong phú, giàu có của tiếng Việt. Trong chương trình lớp 6, các bạn sẽ học bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Trong bài học này, chúng ta cần hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa, nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa, từ đó vận dụng để đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển, có ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa sao cho phù hợp với các hoạt động nói và viết. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ lớp 6 ngắn gọn nhất.
SOẠN BÀI TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ LỚP 6 NGẮN GỌN NHẤT
I. Từ nhiều nghĩa
1. Đọc bài thơ
Câu 2/ 55 SGK văn 6 tập 1:
Nghĩa của các từ chân:
Chân: bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng
Chân: bộ phận dưới cùng, phần gốc của vật
Chân: bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác
Chân: địa vị, chức vị của con người
Câu 3/ 55 SGK văn 6 tập 1:
Một số từ có nhiều nghĩa khác: ngã, vẽ, đứng, quay, võng…
Câu 4/ 55 SGK văn 6 tập 1:
Một số từ có một nghĩa: gậy, com- pa, kiềng
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1/ 56 SGK văn 6 tập 1:
Mối liên hệ giữa các từ chân: là bộ phận tiếp xúc với đất, dùng để di chuyển và nâng đỡ cơ thể
Câu 2/ 56 SGK văn 6 tập 1:
Một từ thường được dùng với 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa chuyển
Câu 3/ 56 SGK văn 6 tập 1:
Trong bài thơ Những cái chân, từ “chân” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển
III. Luyện tập
Câu 1/ 56 SGK văn 6 tập 1:
3 từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:
Đầu: cái đầu, đầu làng, đầu não…
Tay: cái tay, tay ghế, tay vợt…
Cổ: cái cổ, cổ chai, cổ lọ…
Câu 2/ 56 SGK văn 6 tập 1:
Từ ngữ chỉ bộ phận của cây cối có sự chuyển nghĩa thành bộ phận cơ thể người:
Lá: lá phổi, lá lách
Quả: quả tim, quả thận
Búp: búp ngón tay
Câu 3/ 57 SGK văn 6 tập 1:
a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: hộp sơn-> sơn cửa, cà muối-> muối dưa, cái hái-> hái rau…
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang nắm cơm-> một nắm cơm, đang bó rau-> một bó rau…
Câu 4/ 57 SGK văn 6 tập 1:
a. Bụng được dùng với 2 nghĩa:
Là bộ phận cơ thể người hoặc động vật, chứa ruột và dạ dày
Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không nói ra, đối với người, với việc nói chung
b. Bụng(ấm bụng): nghĩa gốc
Bụng(tốt bụng): biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không nói ra
Bụng(chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc): phần phình to ở giữa một số sinh vật
Các bài soạn tiếp theo: