Hướng dẫn soạn bài Từ mượn ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo để các bạn hiểu thêm về những từ ngữ trong tiếng Việt và có thể giúp bạn nhớ lâu hơn cũng như biết nguồn gốc của từ đó là ở ngôn ngữ nào nước nào
Các bài soạn trước đó:
“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ”.
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị, bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc. Chúng ta tự hào vì dân tộc ta có một kho từ ngữ vô cùng phong phú, vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại vừa tinh tế, bay bổng. Để tạo nên vốn ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ ngữ của nước ngoài để làm phong phú thêm kho từ vựng. Trong bài Từ mượn SGK văn lớp 6 tập 1, chúng ta cần nắm được thế nào là từ mượn, biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết, đồng thời có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng từ mượn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Từ mượn lớp 6
SOẠN BÀI TỪ MƯỢN LỚP 6
I. Hướng dẫn soạn bài từ mượn ngắn gọn lớp 6
Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 1:
Trượng: đơn vị đo độ dài của Trung Quốc, ở đây có nghĩa là rất cao
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, mạnh mẽ, chí khí lớn lao hơn người, hay làm việc lớn
Câu 2 trang 24 SGK văn 6 tập 1:
Hai từ trên có nguồn gốc từ tiếng Hán
Câu 3 trang 24 SGK văn 6 tập 1:
Các từ mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện
Các từ mượn từ gốc Ấn Âu: ra- đi- ô, in- tơ- nét (dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng)
Các từ mượn gốc Ấn Âu nhưng được Việt hóa cao: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết (không còn dấu gạch ngang)
Câu 4 trang 24 SGK văn 6 tập 1:
Nhận xét về cách viết từ mượn:
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt
Với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là với những từ gồm 2 âm tiết trở lên, ta dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng
II- Nguyên tắc mượn từ
Ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
Mặt tích cực của việc mượn từ: làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc
Mặt tiêu cực của việc mượn từ: nếu mượn một cách tùy tiện sẽ làm cho ngôn ngữ bị pha tạp, mất đi giá trị
III- Luyện tập bài Từ mượn
Câu 1 trang 26 SGK văn 6 tập 1:
a. Từ mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Từ mượn tiếng Hán: gia nhân
c. Từ mượn tiếng Anh: pốp, Mai- cơn Giắc- xơn, in- tơ- nét
Từ mượn tiếng Hán: quyết định, lãnh địa
Câu 2 trang 26 SGK văn 6 tập 1:
Xác định nghĩa của những từ Hán Việt:
a. Khán giả: khán: xem, giả: người -> người xem
Thính giả: thính: nghe, giả: người -> người nghe
Độc giả: độc: đọc, giả: người -> người đọc
b. Yếu điểm: yếu: điểm quan trọng, điểm: điểm -> điểm quan trọng
Yếu lược: lược: tóm tắt -> tóm tắt những điều quan trọng
Câu 3 trang 26 SGK văn 6 tập 1:
a. Là tên đơn vị đo lường: mét, ki- lô- mét, gam, ki- lô- gam, lít…
b. Là tên một bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê- đan, gác- đờ- bu…
c. Là tên một đồ vật: ra- đi- ô, cát- sét, bi- đông, vi- ô- lông, pi- a- nô….
Câu 4 trang 26 SGK văn 6 tập 1:
Các từ mượn là: phôn, fan, nốc ao
Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân, cũng có thể viết trong các tin trên báo. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, chính thức
Các bài soạn tiếp theo: