• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 7 SOẠN VĂN LỚP 7

Soạn bài Từ ghép đầy đủ, hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 7, VĂN HỌC, VĂN LỚP 7
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Từ ghép tại wiki.hoc đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo và học tập tốt hơn nữa.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Từ là một trong những đơn vị để cấu thành nên văn bản. Đặc biệt trong văn chương, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất. Chính vì thế để có được một tác phẩm hay cần rất nhiều yếu tố, ngoài tư tưởng, tình cảm cái tâm thì cái tài nhà văn trong việc sử dụng từ ngữ là rất quan trọng. Làm sao để sai khiến câu chữ, dùng chữ như thần thật không dễ dàng. Và từ có hai loại, từ ghép và từ láy. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Từ ghép nhé. Mời  các bạn tham khảo bài soạn Từ ghép lớp 7 dưới đây nhé. Có thế sẽ có một số hạn chế, nhưng mong các bạn hãy nhiệt tình đón nhận và cho mình những đóng góp nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Các bạn hãy tham khảo nó thật hữu ích nhé.

SOẠN BÀI TỪ GHÉP LỚP 7

I, Từ ghép là gì

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

 Các tiếng chính: bà, thơm.
 Các tiếng phụ: ngoại, phức.

Nhận xét : Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ

II, Nghĩa của từ ghép

Câu 1 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1 tr 14

Nghĩa của từ bà ngoại( bà của mẹ mình) hẹp hơn, cụ thể hơn về vai vế của người bà nói chung.
Nghĩa của từ thơm phức có sắc thái biểu cảm cao hơn, đậm đặc hơn  với từ thơm còn chung chung.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

 “Quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn “quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn “quần áo”.
“Trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; “trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ “trầm bổng”.

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Từ ghép chính phụ

lâu đơi, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

Từ ghép đẳng lập

suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm ruộng, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Tạo từ ghép đẳng lập :

    Núi : núi sông, núi non, núi rừng,…
    Ham : ham thích, ham muốn, …
   Xinh : xinh đẹp, xinh tươi,…
   Mặt : mặt mũi, mặt mày,…
   Học : học hỏi, học hành,…
   Tươi : tươi vui, tươi trẻ, tươi cười,…

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.

Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

a. Không. Vì có nhiều hoa hồng màu sắc khác nhau nên tên gọi cũng khác nhau.

b. Đúng. Vì áo dài ở đây có ý nghĩa là một loại áo có tà dài quá đầu gối.

c. Không. Vì cà chua là một loại quả chứ không phải đặt tên theo mùi vị.

d. Không. Vì cá vàng là một loài cá cảnh khác với các loài cá khác, có những con cá màu vàng nhưng lại không phải cá vàng (cá chép vàng).

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng có nghĩa rất khác nhau :

Từ ghép chính phụ : Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.
Từ ghép đẳng lập : gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).

Câu 7 trang 16 SGK văn 7 tập 1

Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng may, tiếng nước phụ tiếng hơi
Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ
Bánh đa nem: tiếng bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ cho tiếng đa.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Liên kết trong văn bản lớp 7 đầy đủ hay nhất

Dàn ý kể về mẹ của em chi tiết đầy đủ hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9