Trong suốt quá trình tiếp cận văn học và học tập nghiên cứu về tiếng Việt ta không thể không bỏ qua một trong những thành phần kiến thức rất quan trọng. đó là phẩn kiến thức về tính từ và cụm tính từ. Tuy chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình học tập và sử dụng sao cho hợp lí ngữ pháp tiếng việt. vì vậy việc cần nắm bắt rõ bản chất, kiến thức nền tảng về tính từ và cụm tính từ là một điều tất yếu nếu muốn hiểu và sử dụng cho hợp lí. Trong chương trình ngữ văn 6 tập 1 chúng ta có cơ hội tiếp cận với đơn vị kiên thức này qua bài “tính từ và cụm tính từ”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài tính từ và cụm tính từ ngắn gọn nhé ! Hướng dẫn soạn bài tính từ và cụm tính từ ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo và đạt kết quả học tập tốt nhất
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ NGẮN GỌN NHẤT
I. Đặc điểm của tính từ
Câu 1 trang 153 SGK văn 6 tập 1:
Các tình từ là:
a) bé, oai
b) vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
Câu 2 trang 154 SGK văn 6 tập 1:
Một số tính từ: nhẹ nhàng, êm dịu, tươi đẹp, thanh thoát…
=> chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng
Câu 3 trang 154 SGK văn 6 tập 1:
So sánh động từ và tính từ
Tính từ có khả năng kết hợp các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn …nhưng có thể không kết hợp với hãy, chớ, đừng. Còn động từ có thể kết hợp với các từ trên
Tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ, còn động từ thường chỉ làm vị ngữ
II. Các loại tính từ
Câu 1 trang 154 SGK văn 6 tập 1:
Các từ có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ: bé, oai
Các từ không có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
Câu 2 trang 154 SGK văn 6 tập 1:
Vì bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm mang tính tương đối còn các từ kia là tính từ mang tính tuyệt đối
III. Cụm tính từ
Câu 1 trang 155 SGK văn 6 tập 1:
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
Nhỏ
Lại
sáng
Vằng vặc trên không
Câu 2 trang 155 SGK văn 6 tập 1:
Từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ…), sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng…), mức độ (rất, quá….)
Từ ngữ có thể làm phụ sau: biểu thị vị trí (này, nọ, kia…), sự so sánh (như, là…), mức độ, phạm vi hay nguyên nhân
IV. Luyện tập
Câu 1 trang 155 SGK văn 6 tập 1:
Các cụm từ là:
a) sun sun như con đỉa
b) chần chẫn như cái đòn càn
c) bè bè như cái quạt thóc
d) sừng sững như cái cột đình
e) tun tủn như cái chổi sẻ cùn
Câu 2 trang 156 SGK văn 6 tập 1
· Nhằm nhấn mạnh, so sánh các sự vật
· Các sự vật được đưa ra so sánh không tương ứng với hình dáng thực tổng quát của con voi nên dễ gây cười
Câu 3 trang 156 SGK văn 6 tập 1:
Những động từ và tính từ được dùng qua 5 lần có mức độ tăng tiến dần: gợn sóng -> nổi sóng -> sóng dữ dội -> mù mịt -> dông tố
Ý nghĩa biểu trưng: sóng là thái độ giận dữ của biển khơi ngày càng tăng trước thái độ tham lam vô đáy của mụ vợ
Câu 4 trang 156 SGK văn 6 tập 1:
Sự thay đổi các tinhd từ chỉ rõ sự thay đổi trong cuộc sống. tính chất vòng trong các sự vật cho thấy cái nghèo khổ trở đi trở lại cuộc sống của hai vợ chồng ông lão.
Các bài soạn tiếp theo: