Việc sử dụng văn tự sự trong đời sống thường nhật cũng như trong kiến thức học tập luôn là một vấn đề rất quan trọng. ta cần nắm bắt rõ các đặc trưng tính chất các mặt trong văn tự sự để từ đó chúng ta biết sử dụng thể loại này sao cho phù hợp nhất. một trong những mảng lĩnh vực chúng ta cần chú tâm trong văn tự sự không chỉ là phương thức biểu đạt, ngôi kể… mà còn cả thứ tự kể. trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về mảng kiến thức, nghiên cứu về thứ tự kể trong văn tự sự. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự. việc soạn bài ở nhà là bước cần thiết trước khi chúng ta lên lớp. Hướng dẫn soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự ngắn gọn lớp 6 do THCS Lao Bảo biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt nhất trong học tập
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ NGẮN GỌN NHẤT
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
Câu 1 trang 97 SGK văn 6 tập 1:
Tóm tắt các sự việc:
Ông lão đánh cá nghèo bắt được con cá vàng, cá cầu xin ông tha và hứa sẽ trả ơn. Ông lão thả cá về biển
Vợ lão bắt ông lão ra biển đòi cá trả ơn 5 lần: xin máng lợn, xin nhà đẹp, xin cho mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân, xin mụ vợ được làm Nữ hoàng, xin mụ vợ làm Long Vương
Mụ vợ bị trừng phạt và hai vợ chồng trở về với cái mạng lợn cũ xưa kia
Các sự việc kể theo trình tự thời gian, sự việc tăng tiến => tăng mức độ của lòng tham vô đáy của mụ vợ, mang tính chất phê phán
Câu 2 trang 97 SGK văn 6 tập 1:
Kể theo thứ tự ngược:
(1) Ngỗ phải bang bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại
(2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu
(3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin mọi người
(4) Ngỗ mồ côi cha mẹ, không ai dạy bảo nên lêu lổng, hư hỏng, ai cũng xa lánh
Thứ tự kể đúng: 4-3-2-1
Kể theo thứ tự ngược này tạo sự bất ngờ, thú vị, nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện
II. Luyện tập
Câu 1 trang 98 SGK văn 6 tập 1:
Chuyện kể theo thứ tự các sự việc ngược thời gian. Theo ngôi thứ nhất. yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: hoàn tất một câu chuyện đã xảy ra, làm cơ sở cho thứ tự kể
Câu 2 trang 99 SGK văn 6 tập 1:
a) Mở bàọa Lí do em được đi
Đi đến địa điểm nào
b) Thân bài
dọc đường:
phong cảnh thiên nhiên
tâm trạng của em và mọi người
đến nơi:
phong cảnh và cảm nhận
các hoạt động diễn ra như nào
kết thúc chuyến đi:
nêu tâm trạng cảm nhận
rút ra bài học
c) kết bài: nêu cảm nghĩ và mong ước
Các bài soạn tiếp theo: