Hướng dẫn Soạn bài thơ Lượm ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng vô cùng tiêu biểu và đồng thời cũng rất quen thuộc với bạn đọc. Thơ Tố Hữu tuy viết dành cho cách mạng nhưng không hề gượng gạo, khô khan, hô hào mà ngược lại vô cùng chân tình như một lời tâm tình ngọt ngào nhưng vẫn đem đến cho bạn đọc một tinh thần cách mạng sâu sắc. Trong chương trình ngữ văn nhà trường, chúng ta sẽ dần dần được khám phá rất nhiều những tác phẩm thơ hay và ý nghĩa của Tố Hữu và mở đầu cho chuỗi hành trình thú vị mà cũng gian nan ấy sẽ là bài thơ “Lượm” trong chương trình ngữ văn lớp 6. Sau đây là bài soạn ngắn gọn cho bài thơ để giúp cách bạn nắm bắt được nội dung và tinh thần của bài thơ một cashc nhanh chóng và ngắn gọn nhất.
Soạn bài thơ Lượm ngắn gọn lớp 6
I. Hướng dẫn Soạn bài thơ Lượm ngắn gọn
Câu 1 – SGK/76 văn 6 tập 2
Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc, chi tiết:
Hình dáng của Lượm: loắt choắt, cái xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca nô đội lệch, miệng huýt sáo
Sự gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ
Sự bất tử của hình ảnh Lượm
Những chi tiết trên được kể bằng lời của người chú
Bố cục bài thơ:
Phần 1: Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế (5 khổ thơ đầu)
Phần 2: Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ (7 khổ thơ tiếp)
Phần 3: Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước (Còn lại)
Câu 2 – SGK/76 văn 6 tập 2
Hình ảnh của Lượm từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả qua cái nhìn của người kể là:
loắt choắt
cái xắc xinh xinh
chân thoăn thoắt
đầu nghênh nghênh
ca nô đội lệch
miệng huýt sáo
=> Sự miêu tả này làm nổi bật lên ở Lượm sự hồn nhiên, vui tươi, hoạt bát, nhanh nhện vô cùng đáng yêu, đáng mến.
Các yếu tố như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ có tác dụng làm nổi bật lên hình ảnh một chú liên lạc quả cảm, hoạt bát ngay trong gian khổ hiếm nguy cũng không hề sợ hãi.
Câu 3 – SGK/76 văn 6 tập 2
Nhà thơ hình dung, miêu tả chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm nhưng Lượm đã đón nó bằng tâm thế vô cùng dũng cảm:
đạn bay vèo vèo
thư đề “thượng khẩn”
“sợ chi hiểm nghèo”
Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh được miêu tả hết sức cảm động khiến cho người đọc cảm động:
Nằm trên lúa
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Trong bài có khổ thơ đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!…
Khổ thơ chỉ có hai dòng, mỗi dòng chỉ có hai chữ và dấu chấm than cùng dấu ba chấm kết thúc khổ thơ. Khổ thơ thể hiện niềm thương xót, ngậm ngùi và còn bất ngờ, choáng váng không nói nên lời trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 – SGK/76 văn 6 tập 2
Từ ngữ xưng hô của tác giả dùng để gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
Điều này thể hiện tác giả vừa coi Lượm là cháu, vừa là đồng chí.
Đoạn thơ cuối, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả mà là chiến sĩ quả cảm của cả một dân tộc.
Câu 5 trang 76 SGK văn 6 tập 2
Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ nhưu một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm để:
Bộc lộ niềm tiếc thương, đau xót của tác giả trước sự hi sinh của Lượm.
Bộc lộ sự ngỡ ngàng, choáng váng như chưa kịp tin vào sự thật là Lượm đã hi sinh.
II. Luyện tập bài Lượm.
Câu 1 trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 2:
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Câu 2 trang 77 SGK ngữ văn 6 tập 2
Viết đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, hình ảnh của một chú bé liên lạc hoạt bát, thông minh và đặc biệt là vô cùng gan dạ đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Làm nhiệm vụ giao liên, mỗi ngày Lượm phải đối mặt với những làn mưa bom bão đạn của kẻ thù nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ cậu luôn hoan thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn”, sau khi bỏ thư vào bao, câu bé băng qua mặt trận nguy hiếm “đạn bay vèo vèo” mà không hề nao núng. Bỗng không may một viên đạn đã cướp đi sinh mạng người giao liên nhỏ tuổi. Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa và. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở và hình ảnh của cậu còn mãi trong tâm hồn dân tộc.
Các bài soạn tiếp theo: