Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ bước đầu tìm hiểu về thể loại văn tự sự. Đối với thể loại này, sự việc và nhân vật là hai yếu tố chính của tác phẩm. Vì thế, trong bài học sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6, chúng ta cần nắm được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự, hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Nắm được các kiến thức cơ bản đó, chúng ta sẽ chỉ ra được sự việc và nhân vật chính trong văn bản thuộc thể loại tự sự, xác định sự việc, nhân vật trong một tác phẩm cụ thể. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6 ngắn gọn Hướng dẫn soạn bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6 ngắn gọn để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ NGẮN GỌN
I- Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự
a. Sự việc trong truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh:
Sự việc khởi đầu: (1)
Sự việc phát triển: (2), (3), (4)
Sự việc cao trào: (5), (6)
Sự việc kết thúc: (7)
Sự việc này là kết quả của sự việc trước và có mối liên hệ với sự việc sau
b. Sáu sự việc trong truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh
Nhân vật: Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương
Địa điểm: Phong Châu
Thời gian: đời vua Hùng thứ 18
Nguyên nhân: do sự ghen tuông của Thủy Tinh
Diễn biến: Sơn Tinh- Thủy Tinh đánh nhau
Kết quả: Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua
Không bỏ yếu tố thời gian, địa điểm được vì truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không mang ý nghĩa truyền thuyết
Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết vì như vậy mới đối chọi được với Thủy Tinh
Bỏ việc vua Hùng kén rể sẽ không có lí do cho hai vị thần thi tài
Thủy Tinh nổi giận là có lí: vì thần rất kiêu ngạo, vì chậm chân mà không lấy được Mị Nương và vì món sính lễ của vua Hùng thiên vị cho Sơn Tinh
c. Mối thiện cảm của người kể với vua Hùng và Sơn Tinh: giọng kể thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh, món sính lễ chỉ có Sơn Tinh mới đáp ứng được
Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần thể hiện niềm tin của nhân dân ta trong việc chế ngự thiên tai
Thủy Tinh không thể thắng Sơn Tinh vì như vậy có nghĩa là sự thất bại của con người trước thiên tai
Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước” vì không đúng với quy luật tự nhiên ở nước ta
2. Nhân vật trong văn tự sự
a. Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính và có vai trò quan trọng nhất
Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật được nói đến nhiều nhất
Vua Hùng, Mị Nương là nhân vật phụ nhưng không thể bỏ vì nếu bỏ thì không có truyện
b. Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng: thứ mười tám, là người kén rể
Mị Nương: con gái vua Hùng, người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu
Sơn Tinh: ở vùng núi Tản Viên, cưới được Mị Nương và chiến đấu với Thủy Tinh
Thủy Tinh: ở miền biển, vì không cưới được Mị Nương nên hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua
II- Luyện tập Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Câu 1/ 38 SGK văn 6 tập 1:
Vua Hùng: kén rễ, mời lạc hầu lạc tướng vào bàn bạc, thách cưới, gả Mị Nương cho Sơn Tinh
Sơn Tinh: cầu hôn, lấy được vợ, đánh thắng Thủy Tinh
Thủy Tinh: cầu hôn, đến muộn, dâng nước đánh Sơn Tinh, bị thua
a. Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính, làm nên cao trào của truyện
Vua Hùng, Mị Nương là nhân vật phụ, góp phần làm cốt truyện phát triển
b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh
Vua Hùng thứ 18 muốn kén chồng cho con gái là Mị Nương. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn, vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước sẽ gả con gái cho. Sơn Tinh đến sớm và cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đến muộn, không lấy được Mị Nương thì tức giận, mang quân đi đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh và chưa bao giờ thắng
c. Truyện gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đó là tên hai nhân vật chính
Không nên đổi tên truyện vì cách 1, 2 không phù hợp, cách 3 nghiêng về Sơn Tinh quá
Câu 2/ 39 SGK văn 6 tập 1:
Một lần không vâng lời:
Dự định: em không nghe lời mẹ mang mũ theo nên bị ốm
Nhân vật: em và mẹ
Diễn biến:
Sáng đi học, mẹ dặn em mang mũ theo vì trời nắng nhưng em không nghe lời
Trưa hôm ấy nắng to, vì không có mũ nên khi đi học về em bị mệt và ốm
Mẹ rất lo lắng, liên tục hỏi han và chăm sóc cho em
Em hối hận vì đã không nghe lời mẹ, đồng thời biết ơn vì mẹ đã chăm sóc cho em
Các bài soạn tiếp theo: