Tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc là sợi chỉ đỏ gắn kết các tác phẩm trong dòng chảy văn học nước nhà. Từ thế kỉ thứ 10, chúng ta đã ý thức rất rõ về chủ quyền, lãnh thổ độc lập, tự chủ của đất nước mình. Tinh thần ấy đã được thể hiện vô cùng sâu sắc và đậm nét trong bài Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt- bài thơ thần được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, khi quân và dân ta đang chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Lời thơ hào sảng cùng khí thế ngút trời đã góp phần tăng thêm nhuệ khí chiến đấu cho nhân dân ta, đồng thời làm cho kẻ thù phải run sợ. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài sông núi nước nam ngắn gọn lớp 7 Hướng dẫn soạn bài sông núi nước Nam lớp 7 ngắn gọn hay nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI SÔNG NÚI NƯỚC NAM NGẮN GỌN LỚP 7
Câu 1/ 64 SGK văn 7 tập 1:
Nam quốc sơn hà làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ
Các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Câu 2/ 64 SGK văn 7 tập 1:
Tuyên ngôn Độc lập là bản tuyên bố về lãnh thổ, chủ quyền độc lập, tự chủ của một quốc gia, dân tộc
Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong Nam quốc sơn hà:
Nước Nam có lãnh thổ, chủ quyền riêng, do vua Nam cai trị
Ranh giới, địa phận đã được vạch rõ ở sách trời
Kẻ nào phạm vào điều thiêng liêng đó sẽ bị trừng trị thích đáng
Câu 3/ 64 SGK văn 7 tập 1:
Bố cục và cách biểu ý của bài thơ:
Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc là chân lí không thể chối cãi
Hai câu sau: Lên án hành động xâm lược của kẻ thù, cảnh cáo bọn chúng tất sẽ thất bại
Bố cục của bài thơ chặt chẽ, rõ ràng, hai câu đầu khái quát một chân lí khách quan, hai câu sau nêu lên hệ quả của chân lí đó
Câu 4/ 64 SGK văn 7 tập 1:
Ngoài biểu ý, “Sông núi nước Nam” còn biểu cảm:
Ngôn ngữ tranh trọng, ý thơ đanh thép
Niềm tin chiến thắng, niềm tự hào dân tộc
Câu 5/ 64 SGK văn 7 tập 1:
Giọng thơ dõng dạc, đanh thép, hùng hồn
Luyện tập Sông núi nước Nam
Câu 1/ 65 SGK văn 7 tập 1:
Bài thơ không nói là “Nam nhân cư” mà nói là “Nam đế cư” vì:
Khẳng định vị thế ngang hàng của dân tộc ta đối với phong kiến phương Bắc
Nước Nam do vua Nam làm chủ thể hiện sự độc lập, tự chủ
Các bài soạn tiếp theo: