Từ xưa, dân gian ta đã có câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu nói đã vạch trần bộ mặt độc ác, tàn nhẫn một cách trắng trợn của bọn quan lại thời bấy giờ. Đến với chuyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, ta sẽ lại một lần nữa được soi thấu bản chất của viên quan phụ mẫu- kẻ được coi là cha là mẹ của nhân dân. Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn bi hài kịch đầy hấp dẫn. Căm phẫn tên quan phụ mẫu bao nhiêu, ta lại thương cho những người dân nghèo bấy nhiêu khi phải chịu cảnh thiên tai lụt lội lại càng lầm than hơn vì có tên quan vô trách nhiệm. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Sống chết mặc bay ngắn gọn lớp 7 Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay ngắn gọn lớp 7 hay nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI SỐNG CHẾT MẶC BAY NGẮN GỌN LỚP 7
Câu 1/ 81 SGK văn 7 tập 2:
Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu… khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của nhân dân
Đoạn 2: tiếp theo… điếu mày: Cảnh quan lại cùng nha phủ đánh tổ tôm trong khi đi “hộ đê”
Đoạn 3: còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm
Câu 2/ 81 SGK văn 7 tập 2:
a. Hai mặt tương phản trong truyện: Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê
b. Cảnh người dân đi hộ đê:
Tình thế căng thẳng, cấp bách
Ai ai cũng mệt lử
Mưa vẫn tầm tã trút xuống, nước cứ cuồn cuộn bốc lên
Cảnh bọn quan lại trong đình:
Quang cảnh trang nghiêm, nhàn nhã
Quan ngồi trong đình địa thế vững chãi, nước to nữa cũng không việc gì
Tư thế quan uy nghi chễm chệ, có người hầu kẻ hạ
c. Hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê”:
Ngồi ở trong đình cao mà vững chãi, đèn thắp sáng trưng
Uy nghi chễm chệ, có người hầu kẻ hạ
Đỏ mặt tía tai, tức giận khi có người báo tin đê vỡ
d. Dụng ý của tác giả:
Tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan tham lam, lòng lang dạ thú
Làm nổi bật sự lầm than, khốn khổ của người dân
Câu 3/ 81 SGK văn 7 tập 2:
a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh hộ mưa:
Thiên nhiên ngày càng dữ dội
Người dân mệt mỏi, vất vả hơn
b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ:
Quan ngồi ở nơi khô ráo, an toàn để chơi tổ tôm
Mặt đỏ tía tại, tức giận khi có người báo tin đê vỡ làm dở ván bài
Quan ù ván bài lơn trong khi ngoài kia đê vỡ, nhân dân khốn khổ, lầm than
c. Tác dụng của việc kết hợp hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp:
Làm nổi bật sự vô trách nhiệm của quan: nước sông dù nguy cũng không bằng nước bài cao thấp
Lên án, tố cáo niềm vui tàn bạo, vô nhân đạo của viên quan phụ mẫu
Câu 4/ 82 SGK văn 7 tập 2:
Giá trị hiện thực: lên án, tố cáo thói vô trách nhiệm, vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của bọn quan lại tham lam, lòng lang dạ thú
Giá trị nhân đạo: cảm thông sâu sắc với số phận của người dân trước cảnh thiên tai lụt lội
Nghệ thuật: kết hợp giữa biện pháp tương phản và tăng cấp
Luyện tập Sống chết mặc bay
Câu 1/ 83 SGK văn 7 tập 2:
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
X
Ngôn ngữ miêu tả
X
Ngôn ngữ biểu cảm
X
Ngôn ngữ người kể chuyện
X
Ngôn ngữ nhân vật
X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
X
Ngôn ngữ đối thoại
X
Câu 2/ 83 SGK văn 7 tập 2:
Tính cách của nhân vật quan phủ: hống hách, lạm quyền, vô trách nhiệm, độc đoán…
=> Qua ngôn ngữ có thể đoán được tính cách nhân vật
Các bài soạn tiếp theo: