Những câu văn bay bổng, đậm chất văn phải là những câu nghệ thuật và sử dụng khéo léo tài tình các biện Pháp tu từ. Từ tiểu học chúng ta được tìm hiểu khái quát về biện pháp tu từ so sánh và biết cách đặt câu, viết đoạn có sử dụng biện phasp này. Như vậy ta cũng hiểu sơ lược so sánh là ví vật A với vật B với những đặc điểm tương đồng. Lên lớp 6, trong chương trình ngữ văn, ta được tìm hiểu kĩ lưỡng và sâu sắc hơn về biện pháp này trong bài học “So sánh”. Dưới đây là bài hướng dẫn soạn bài “So sánh” giúp các bạn có bài chuẩn bị trước khi đến lớp. Hướng dẫn soạn bài So sánh lớp 6 ngắn gọn
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI SO SÁNH LỚP 6 NGẮN GỌN
I- So sánh là gì
1. Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
a. Búp trên cành
b. Hai dãy trường thành vô tận
2. Câu 2 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
a. Trẻ em so sánh với búp trên cành
b. Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận
Cơ sở để so sánh: dựa vào sự tương đồng
Tác dụng:
Làm cho sự vật thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm
Làm nổi bật cảm nhận của người nói
3. Câu 3 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Tạo ra sự tương phản tính chất của con mèo.
II- Cấu tạo của phép so sánh
1. Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Vế A(sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B(sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành
Rừng được
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằn
to hơn
con hổ
2. Câu 2 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
Một số từ so sánh khác: là, giống, giống như
3. Câu 3 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A
III- Luyện tập
1. Câu 1 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
a. So sánh đồng loại:
So sánh người với người: Lương y như từ mẫu
So sánh vật với vật: Phượng đỏ rực như mâm xôi gấc.
b. So sánh khác loại:
So sánh người với vật: Anh ta chạy nhanh như sóc
c. So sánh cụ thể, trìu tượng:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
2. Câu 2 trang 26 SGK văn 6 tập 2:
Khỏe như trâu
Đen như than
Trắng như tuyết
Cao như cái sào
3. Câu 3 trang 26 SGK văn 6 tập 2:
a. Phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên
Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Chú mày hôi như cú mèo.
Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
b. Phép so sánh trong Sông nước Cà Mau
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ … thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng
Các bài soạn tiếp theo: