• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 7 SOẠN VĂN LỚP 7

Soạn bài Qua đèo Ngang lớp 7 đầy đủ hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 7, VĂN HỌC, VĂN LỚP 7
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Qua đèo ngang lớp 7 tại THCS Lao Bảo.com đầy đủ và hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Nếu như Xuân Hương được biết đến là một hiện tượng nổi loạn trong thơ ca văn học trung đại với chất quỷ, với sự ngông, với sự lạnh lùng, mạnh dạn rất đàn chị thì Bà huyện Thanh Quan lại dường như là vẻ đẹp đối lập lại. Thơ của Xuân Hương mộc mạc, giản dị cháy lên từ cuộc đời, từ máu, nước mắt và những tủi cực của Xuân Hương. Thơ Bà Huyện Thanh Quan lại trang trọng, ước lệ, cổ kính như có con hầu theo sau. Mỗi một thân phận, một cá tính lại mang đến cho văn chương những màu sắc riêng, độc đáo, mới mẻ và đầy cuốn hút. Với Qua đèo ngang người đọc có dịp thấy rất rõ điều đó. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Qua đèo ngang nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

SOẠN BÀI QUA ĐÈO NGANG LỚP 7

I, Tìm hiểu chung bài Qua đèo ngang

1.Tác giả

Bà huyện thanh quan là một nữ sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.

Văn của bà cổ kính, trang trọng, giàu tính chất ước lệ.

2.Tác phẩm

a, Xuất xứ.

Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới đèo ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua đèo Ngang”.

b, Bố cục.

   Bố cục : đề – thực – luận – kết

2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
2 câu luận : tâm trạng tác giả
2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao

II, Đọc hiểu bài Qua đèo ngang

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần gieo cuối câu 1,2,4,6,8; phép đối câu 3-4 (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà), câu 5-6 (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng, con quốc quốc – cái gia gia).

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cảnh tượng được miêu tả lúc chiều tà – thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, cô đơn. Đó là thời gian quen thuộc gợi những cảm xúc suy tư sâu lắng trong lòng người, là môi sinh cho những cảm xúc buồn đã từng đổ bóng rất nhiều trong văn học muôn thuở.

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với không gian “xế tà”, cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, con người vắng vẻ, tiếng kêu các loài chim gợi ra sự khắc khoải. Các từ láy, tượng thanh càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu. Có thể nói, không gian ở đây vô cùng haong vu, thê lương, tiêu điều, xơ xác, gợi nhiều khắc khoải trong lòng người đọc mỗi khi đến với nhà thơ và cảm nhận bài thơ.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cảnh Đèo Ngang um tùm cây cỏ, trong khi đó lại rất hoang vắng thưa thớt con người, vậy nên rất dễ gợi buồn, gợi cảm giác tiêu điều, ít ỏi, ảm đạm, nhạt nhẽo.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan :

Mượn cảnh nói tình : mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, cô đơn trong lòng mình, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.
Trực tiếp tả tình : “Một mảnh tình riêng, ta với ta” – cô đơn, buồn, chính mình đối diện và ở trong khoản cô đơn của chính mình càng cô quạnh và đáng thương.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên.

III, Luyện tập bài Qua đèo ngang

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cụm từ ta với ta : Hai chữ “ta” trong cụm từ đều chỉ chính nhà thơ, nỗi cô đơn tìm người chia sẻ giữa trời đất mênh mông lại gặp chính nỗi cô đơn của mình, không ai cùng chia sẻ.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 7 đầy đủ hay nhất

Soạn bài  Chữa lỗi về quan hệ từ đầy đủ hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9