Dấu câu là một bộ phận cần quan tâm trong chương trình ngữ pháp tiếng Việt. Dấu câu đóng một vai trò quan trọng để làm nghĩa của câu trở nên hoàn chỉnh. Thiếu dấu câu, cấu trúc câu sẽ trở nên không cân xứng, người đọc có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ về nghĩa của câu. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 tập 2, chúng ta sẽ được học về các loại dấu câu. Tìm hiểu bài Ôn tập về dấu câu(dấu phẩy), chúng ta cần biết và hiểu công dụng của dấu phẩy, biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết, thực hiện thành thạo kĩ năng phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập về dấu câu(dấu phẩy) ngắn gọn nhất Hướng dẫn soạn bài Ôn tập về dấu câu(dấu phẩy) ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(DẤU PHẨY) NGẮN GỌN NHẤT
I. Công dụng
Câu 1/ 157 SGK văn 6 tập 2:
a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ.
b. Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết với nhau chung thủy.
c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
Câu 2/ 157 SGK văn 6 tập 2:
a. Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
b. Dấu phẩy ngăn cách giữa thành phần chính và phụ
c. Dấu phẩy ngăn giữa các vế của một câu ghép
II. Chữa một số lỗi thường gặp
Câu 1/ 159 SGK văn 6 tập 2:
a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
b. Trên những ngọn cây già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.
Câu 2/ 159 SGK văn 6 tập 2:
a. Vào giờ cao điểm, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp
b. Trong công viên, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ
c. Ở nhiều miền quê, vườn nhãn, vườn táo xum xuê, sai trĩu quả
Câu 3/ 159 SGK văn 6 tập 2:
a. Những chú chim bói cá đang tranh thủ kiếm mồi
b. Mỗi dịp về quê, tôi lại cùng đám trẻ hàng xóm ra đồng chơi
c. Lá cọ dài và to như cái quạt
d. Dòng sông quê tôi trông như dải lụa đào uốn lượn
Câu 4/ 159 SGK văn 6 tập 2:
Tác dụng của cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn: Tạo ra nhịp điệu đều đặn, chậm rãi giống nhịp của chiếc cối xay