Hướng dẫn soạn bài ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) lớp 7 chi tiết và đầy đủ nhất do THCS Lao Bảo biên soạn.
Các bài soạn trước đó:
Trong nền văn học Việt Nam nói riêng và nên văn học thế giới nói chung, các tác phẩm văn chương rất phong phú và đa dạng các thể loại khác nhau. Mỗi thể loại có một đặc trưng riêng, cái hay riêng và trong chương trình ngữ văn lớp 7 các bạn học sinh sẽ đi sâu vào tìm hiểu các tác phẩm trữ tình một cách tổng quát nhất thông qua bài Ôn tập tác phẩm trữ tình ( tiếp theo). Nhằm để củng cố kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đã được cung cập và rèn luyện qua việc đọc và học các tác phẩm trữ tình nói chung. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình ( tiếp theo) lớp 7 đầy đủ và chi tiết do THCS Lao Bảo biên soạn.
SOẠN BÀI ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH TIẾP THEO LỚP 7
1. Khái niệm chung:
Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại
văn học phù hợp để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi
phù hợp với kể chuyện tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình mang tính chất trữ tình như tuỳ
bút.
2. Luyện tập bài ôn tập tác phẩm trữ tình(tiếp theo):
Câu 1 trang 192 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
Nội dung trữ tình của những câu thơ của Nguyễn Trãi đều là nỗi buồn và âu lo về dân về nước, xoay
quanh đó là những sự vật tác giả dùng để biểu đạt nỗi sầu của mình.
Hình thức thể hiện trực tiếp qua các từ chỉ nỗi muộn phiền ” ưu tư, ưu ái” và các hoạt động như ” đêm
lạnh quàng chăn chẳng ngủ yên”, ” đêm ngày cuồn cuộn nước chiều đông”
Câu 2 trang 192 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
So sánh hai tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ
(1) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Lý Bạch đang xa quê, ông nhớ về quê hương trong một đêm trăng sáng, ánh trăng lan tỏa khắp mặt
đất, cúi đầu ông hoái nhớ quê hương.
Lý Bạch thể hiện nỗi nhớ quê qua thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, nhìn trăng nhớ quê.
(2) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương trong bài thơ trong tình huống ông mới trở về cố hương sau 50
năm xa cách , tình cảm mang theo hoài niệm, nhớ mong hơi xót xa
Câu 3 trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1
So sánh
Cảnh vật được miêu tả:
(1) Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều:
Cảnh sông nước ở bến Phong Kiều, ánh trăng khuya như soi tỏ tường tâm trạng nhà thơ. Cảnh khuya có chút cô liêu, tĩnh mịnh và vương vấn nỗi buồn
(2) Rằm tháng riêng:
Cảnh trăng trên sông nước, cảnh vật có nét tương đồng với bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều.
Tình cảm được thể hiện:
(1) Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều:
Tình cảm nhớ nhung của khách xa quê
(2) Rằm tháng giêng:
Tình yêu thiên nhiên sông nước gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Câu 4 trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1.
Lựa chọn đúng: b,c,e
Các bài soạn tiếp theo: