• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 8 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8

Soạn bài Nhớ rừng đầy đủ hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8, VĂN HỌC, VĂN LỚP 8
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng lớp 8 tại THCS Lao Bảo.com đầy đủ hay nhất. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Mỗi bài thơ đều là cả một thế giới tâm hồn sôi nổi, dạt dào mãnh liệt xúc cảm mà nhà thơ gửi gắm. Thơ hay là hay cả hồn lần xác, hay cả bài. Và thích một bài thơ, theo tôi nghĩ trước hết là thích một cách nhìn, một cách cảm, một cách nghĩ, nghĩa là thích một con người. Và đến với Nhớ rừng của Thế Lữ, ta thật sự đã thấy một Thế Lữ rất thơ mới. Một người nghệ sĩ đã dạo khúc nhạc đầu cho cuộc hòa nhạc tân kì còn đang sắp sửa. Người đã góp một né riêng vào thơ Mới. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây. Cảm ơn các bạn rất nhiều nhé.

SOẠN BÀI NHỚ RỪNG LỚP 8.

I, Tìm hiểu chung bài thơ Nhớ rừng

1.Tác giả

Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới buổi đầu. Thơ Thế Lữ như chốn bồng lai giúp ta trở về với một giấc mộng rất xưa: giấc mộng lên tiên. Đó cũng là cách chốn chạy của thi nhân trong thời kì thơ Mới.

2.Tác phẩm

Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của ông.

II, Đọc hiểu bài thơ Nhớ rừng

Câu 1 sgk ngữ văn 8 trang 7

Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị giam hãm ở một nơi chật hẹp, tù túng, giả dối.
Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.
Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Câu 2 sgk ngữ văn lớp 8 trang 7

a.

Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

Đoạn 1: Tâm trạng chán nản, buỗng xuôi, tuyệt vọng đầy căm hờn của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, chịu ngang hàng với lũ dở hơi. Những động từ mạnh, tính từ gằn sắc, giọng thơ chắc, mạnh đã diễn tả rất hợp cảm xúc ấy.
Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ, hùng vĩ nơi àm nó đã từng ngự trị, tung hoành hống hách những ngày xưa. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.

Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa”.

Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn với: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Thiên nhiên hiện lên hoang sơ, hùng vĩ nổi bật trên nền cảnh ấy là hình ảnh chúa sơn lâm dũng mạnh, oai phong, dõng dạc đường hoàng mà cũng rất nhịp nhàng.
Cảnh núi rừng hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ thâm nghiêm.
Hùng tráng với âm thanh dữ dội “tiếng gió gài ngàn”, “giọng nguồn hét núi”.
Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.

b, Nhận xét:

Từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh.
Hình ảnh hùng vĩ, lớn lao, lẫm liệt.
Giọng vừa oai nghiêm vừa dữ dằn đầy căm hận, dồn nén.

c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 3 sgk ngữ văn lớp 8 trang 7

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Bởi con hổ mang vẻ đpẹ oai linh, hùng vĩ, một vẻ đẹp rất lãng mạn. Hơn thế hoàn cảnh của con hổ cũng rất phù hợp với tâm trạng nhà thơ, phù hợp với cảm xúc của cái tôi lãng mạn đang bế tắc trước thực tại.

Câu 4 sgk ngữ văn lớp 8 trang 7

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ “như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

Nhịp thơ nhanh, chậm linh hoạt phù hợp như nhịp tâm hồn, như nhịp lòng của người viết.
Những động từ, tính từ sử dụng, phối hợp một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Cảm nghĩ về bài "Sài Gòn tôi yêu" lớp 7 hay nhất

Soạn bài Ông đồ đầy đủ hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9