Chúng ta đều có thể phát âm ra từ, đọc và viết các từ. Nhưng không phải chúng ta hiểu hêtd tất cả về nghĩa của từ. Điều này rất quan trọng. Ta phải nắm chắc được nghĩa của từ để viết, nói những câu hoàn chỉnh ý nghĩa và hiểu được nội dung câu nói của người khác. Bởi một từ có thể mang nhiều nghĩa. Nếu ta không tìm hiểu ta không thể lí giải hết được trường nghĩa đầy đủ của từ ấy. Vì thế hiểu nghĩa của từ là điều quan trọng đối với chúng ta. Trong chương trình ngữ văn 6 tập 1 ta được học “Nghĩa của từ” để nắm bắt rõ hơn về điều này. Dưới đây là bài soạn “Nghĩa của từ” giúp các bạn có bài soạn tốt trước khi vào bài học. Hướng dẫn soạn bài Nghĩa của từ lớp 6 ngắn gọn
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI NGHĨA CỦA TỪ LỚP 6 NGẮN GỌN
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Câu 1 trang 35 SGK văn 6 tập 1
Mỗi chú thích có 2 bộ phận
Từ ngữ
Nội dung của từ ngữ
2. Câu 2 trang 35 SGK văn 6 tập 1
Bộ phận trong chú thích
3. Câu 3 trang 35 SGK văn 6 tập 1
Nghĩa của từ tương ứng với phần: Nội dung của từ ngữ
II. Cách giải thích nghĩa của từ
1. Câu 1 trang 35 SGK văn 6 tập 1
2. Câu 2 trang 35 SGK văn 6 tập 1
Phương pháp:
Đưa ra khái niệm, định nghĩa
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
III. Luyện tập
1. Câu 1 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1Bằng hai phương pháp chính:
Đưa ra các khái niệm
Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
2. Câu 2 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1:
Các từ cần điền:
Học tập
Học lỏm
Học hỏi
Học hành
3. Câu 3 Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Các từ cần điền
Trung bình
Trung gian
Trung niên
4. Câu 4 trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1
Giếng: hố đào sâu thẳng đứng vào lòng đất, thường có hình trụ, dùng để lấy nước
Rung rinh: trạng thái rung động nhẹ và liên tiếp
Hèn nhát: Nỗi sợ hãi, thiếu can đảm đến mức đáng khinh
5. Câu 5 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Cách giải thích của nhân vật Nụ chiếu theo cách hiểu thông thường là sai. Nhưng trong văn cảnh, cách giải thích đã thể hiện sự thông minh của cái Nụ và được chấp nhận.
Các bài soạn tiếp theo: