Hướng dẫn soạn bài Mưa ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
Những cơn mưa rào mùa hạ là hình ảnh rất đỗi quen thuộc ở mỗi vùng quê, mưa nhanh đến mang theo những cơn dông và sấm chớp. Nhưng dưới con mắt của trẻ thơ, mưa trở nên gần gũi, đáng yêu như một người bạn thân thiết và đặc biệt hơn bao giờ hết. Bằng những hình ảnh nhân hóa, ngôn từ phóng khoáng, nhịp thơ ngắn, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mang lại cho người đọc những cái nhìn thấy mới mẻ về những cơn mưa rào ở làng quê qua bài thơ “Mưa”. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu sự đặc biệt của bài thơ này.
SOẠN BÀI MƯA LỚP 6 NGẮN GỌN NHẤT
1. Câu 1 – SGK/80 Ngữ văn 6 tập 2
Qua bài thơ “Mưa”, tác giả Trần Đăng Khoa muốn miêu tả cơn mưa rào mùa hạ ở những vùng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
Cơn mưa được tác giả miêu tả qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, ta có thể chia bố cục của bà thơ
Đoạn 1: Từ đầu ….”Ngọn mùng tơi nhảy múa”. Đoạn 1 miêu tả khung cảnh sắp mưa
Đoạn 2: Còn lại. Miêu tả khung cảnh khi trời mưa
2. Câu 2 – SGK/80 Ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ “Mưa” được tác giả Trần Đăng Khoa viết theo thể thơ tự do. Cách ngắt nhịp linh hoạt theo nhịp 1, 2 ,3 4 mà chủ yếu là nhịp 2.
Chính điều đó, đã làm cho bài thơ có một nhịp điệu nhanh, dồn dập, miêu tả một cách chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.
3. Câu 3 – SGK/80 Ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa
Các con vật:
Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp
Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp
Kiến hành quân đầy đường
Cây cối trước khi cơn mưa
Muôn nghìn cây mía múa gươm
Cỏ gà rung tai nghe
Bụi tre tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc
Cây dừa sải tay bơi
Ngọn mùng tơi nhảy múa
Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài trong cơn mưa
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Những động từ miêu tả được tác giả sử dụng như: “hành quân, múa, rung tai, đu đưa…”, tính từ “rối rít, trọc lốc, chốc chốc”. Qua đó, ta có thể nhận thấy sự quan sát tinh tế của tác giả, đã làm cho toàn bộ bài thơ trở nên độc đáo, cảnh vật được hình tượng hóa mang những tính cách như con người.
b) Phép nhân hóa được sử dụng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ
Ông trời mặc áo
Mía múa gươm
Kiến hành quân đầy đường
Cỏ gà rung tai nghe
Bụi tre tần ngần gỡ tóc
Cây dừa sải tay bơi
Biện pháp nhân hóa được tác giả sử dụng, làm cho cảnh vật trong cơn mưa trở nên thật sinh động và gần gũi, loài vật cũng có hoạt động đa dạng như con người. Qua đó,thể hiện tài năng quan sát, miêu tả cảnh vật thiên nhiên một cách tnh tế, độc đáo của tác giả.
4. Câu 4 – SGK/81 Ngữ văn 6 tập 2
Tác dụng của phép nhân hóa trong việc miêu tả thiên nhiên trong bài thơ là
Phép nhân hóa làm cho hình ảnh thiên nhiên cây cối, hoa cỏ, con vật trở nên đáng yêu, có tính cách và hoạt động như con người. Cả thiên nhiên như đang cùng chung một khí thế ra trận
Hình ảnh người nông dân là một hình ảnh rất bình thường xuất hiện trong cơn mưa được nhân hóa mang tầm vóc của cả vũ trụ “Đội cả trời mưa”. Hình ảnh người nông dân được nhân hóa có tầm vóc phi thường, như một vị thần đội trời đạp đất.
II. Luyện tập bài Mưa
1. Câu 1 – SGK/81 Ngữ văn 6 tập 2
Học thuộc lòng bài thơ
2. Câu 2 – SGK/81 Ngữ văn 6 tập 2
Giữa trưa hè oi ả, ve râm ran hát những khúc ca chào hè trên những cành phượng vĩ, nắng nóng làm những chú chim không muốn bay ra khỏi tổ tìm mồi. Đàn gà con tìm bóng râm trú ngụ, thỉnh thoảng lại kêu vài tiếng chiếp chiếp. Bỗng đâu, mây đen ùn ùn kéo tới, bao phủ cả khoảng trời mà trước đó vẫn còn xanh trong không một bóng mây. Mây đen và gió như đôi bạn đồng hành, gió thổi mạnh, những đám mây che kín cả bầu trời, cả không gian bỗng nhiên như tối sầm lại. Mưa xối xả, mưa như trút nước. Cả đất trời ngập trong mầu trắng. Đàn gà con theo mẹ nhanh chóng tìm nơi trú ngụ. Chợp rạch ngang trời. Hàng tre xanh đu đưa trước gió. Những cây bưởi sau vườn triũ trịt quả, cố gắng gồng gánh trong mưa cùng lũ con bé bỏng đầu tròn trọc lốc của mình. Cây cối trong vườn được cơn mưa hả hê tăm mát, vươn những những mầm xanh. Khí nóng mà trước đó còn làm cho người ta cảm thấy ngạt khó thở, giờ đây đã tạm lắng xuống nhường chỗ cho không gian mát mẻ. Những đàn mối, đàn kiến bay ra, cóc kêu vang khắp sân như chào mừng cơn mưa…
Các bài soạn tiếp theo: