Hướng dẫn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm trong sách giáo khoa văn 7 đầy đủ hay nhất, soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm lớp 7
Các bài soạn trước đó:
Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều có một đặc sản, một thứ quà mang những hương vị của mảnh đất ấy. Những thức quà bình dị của đồng quê đã trở thành một phần tuổi thơ của chúng ta, là những gì thân thuộc, gần gũi và gắn bó nhất. Cốm là một thứ quà giản dị nhưng đặc biệt hấp dẫn của vùng đất kinh kì. Nhắc đến cốm, ta như thấy cả mùi hương đồng gió nội đang thoang thoảng đâu đây, bỗng chốc ùa về hình ảnh cô bán hàng rong với chiếc lá sen hồng đang gói cốm trong tay. Cốm đã làm nên nét đẹp trong ẩm thực và văn hóa của vùng đất Hà thành, để thương để nhớ cho bất kì ai mỗi độ thu về. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm
SOẠN BÀI MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I- Tìm hiểu chung bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
1. Tác giả
Thạch Lam sinh tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, là nhà văn nổi tiếng thuộc nhóm Tự lực văn đoàn
Ông được biết với với các truyện ngắn và bút kí trước cách mạng
Sáng tác của ông thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế đối với con người và cuộc sống
2. Tác phẩm
Tùy bút: Là một thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình
“Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút trong tập “Hà Nội- băm sáu phố phường”(1943)
II- Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Câu 1 trang 162 SGK văn 7 tập 1:
Bài tùy bút nói về cốm- một thứ quà của lúa non
Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận. Phương thức biểu cảm là chủ yếu
Bố cục văn bản gồm 3 phần:
Phần 1: từ đầu… như chiếc thuyền rồng: Nguồn gốc của cốm
Phần 2: tiếp theo… cao quý, kín đáo và nhũn nhặn: Giá trị của cốm
Phần 3: còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm
Câu 2 trang 162 SGK văn 7 tập 1:
Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:
Hương sen thoảng qua trong cơn gió mùa hạ
Mùi thơm mát của bông lúa non
Những cảm giác, ấn tượng tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
Sự tinh tế, nhạy cảm khi cảm nhận những hương vị đồng quê: hương sen, hương lúa non, hương sữa…
Những liên tưởng, tượng tượng độc đáo và tinh tế: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”
Câu 3 trang 126 SGK văn 7 tập 1:
Tác giả nhận xét dùng cốm, hồng làm đồ sêu tết rất phù hợp, tương xứng
Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên các phương diện: màu sắc, hương vị: Cốm màu xanh tươi như ngọc thạch và thanh đạm, hồng đỏ thắm như ngọc lựu già, vị ngọt sắc
Câu 4 trang 127 SGK văn 7 tập 1:
Nhận xét của tác giả đã làm nổi bật ý nghĩa và hương vị của cốm. Cốm bình dị, khiêm nhường, là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn liền với phong tục của dân tộc. Nhắc đến cốm là nhắc đến tất cả những gì tinh túy nhất của đồng quê nội cỏ.
Câu 5 trang 127 SGK văn 7 tập 1:
Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị:
Ăn: thong thả từng chút, ngẫm nghĩ
Mua: nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve, kính trọng lộc của trời cho, người, thần lúa
Câu 6 trang 127 SGK văn 7 tập 1:
Sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc của tác giả thể hiện trong việc cảm nhận những hương vị của đồng quê. Đó là hương sen thoảng qua trong cơn gió mùa hạ, mùi hương thơm mát của lúa non. Điều này thể hiện sự yêu quý, tôn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hóa dân tộc của cốm. Sự tinh tế ấy còn nằm ở việc tác giả vô cùng hiểu biết, am tường về cách chế biến và thưởng thức cốm. Cốm không chỉ là một thức quà dân dã của làng quê, nó đã trở thành linh hồn của mảnh đất Hà thành, mang trong mình bản sắc dân tộc.
III- Luyện tập Một thứ quà của lúa non: Cốm
Câu 2 trang 127 SGK văn 7 tập 1:
Một số câu thơ, ca dao về cốm:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làm cốm với anh thì về
Cốn Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn.
Gắng công kén được cốm vòng,
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui.
Giã gạo thì ốm giã cốm thì khỏe
Các bài soạn tiếp theo: