Bài văn tự sự là bài văn khá đơn giản và là bài văn đầu các bạn học dưới cấp hai phải không nào. Tuy nhiên dù đơn giản hay phức tạp thì chỉ khi học xong, các bạn phải luyện tập, ôn tập lại kiến thức thì mới mong kết quả tốt, kiến thức lưu loát và kĩ năng viết bài thuần thục các bạn có đồng ý vậy không. Vậy thì các bạn đã chuẩn bị những gì cho bài luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường nào? Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn ngắn gọn bài Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn ngắn gọn của nó nhé. Hướng dẫn soạn bài Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường lớp 6 ngắn gọn tại wiki.hoc để các bạn tham khảo cho việc học được tốt hơn.
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG LỚP 7 NGẮN GỌN
Câu 1 /119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Một số đề tự sự cùng loại:
Kể về buổi đi dã ngoại.
Kể về không khí phiên chợ tết em từng đi.
Kể về một ngày đi thăm người ốm.
Câu 2 /119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Bài làm sát với đề.
Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
Câu 3 / 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Lập dàn bài:
Đề a:
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.
Thân bài:
Điều gì tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.
Cảm xúc của cá nhân em về kỉ niệm ấy: vui, buồn, xúc động, hối tiếc…
Kỉ niệm đó cho em bài học gì.
Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.
Kết bài: Kỉ niệm đó sẽ không phai nhạt trong lòng em.
Đề b:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện vui định kể.
Thân bài:
Không gian, thời gian xảy ra việc.
Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,…)
Câu chuyện ấy có khiến em suy nghĩ gì không.
Kết bài: cảm xúc của em sau khi nghe câu chuyện.
Đề c:
Mở bài: Giới thiệu người bạn mới .
Thân bài:
Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền, má núm đồng tiền, đôi mắt sáng long lanh…)
Tích cách bạn có hợp với em không? Em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.
Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.
Bạn ấy có ý nghĩa như nào với em.
Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.
Đề d:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể về vấn đề gì.
Thân bài:
Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường, ở công viên, rạp phim…)
Các chi tiết của buổi gặp gỡ:
Mở đầu
Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,…
Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào.
Cảm xúc của em sau buổi gặp gỡ
Ý nghĩa của cuộc gặp.
Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.
Đề đ:
Mở bài: Giới thiệu khi quát về quê hương em. Nêu tình cảm của cá nhân.
Thân bài:
Hình ảnh quê em trước kia: Nghèo, những con đường đát, mái nhà lụp xụp, chưa có nhiều phương tiện giải trí…
Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,…
Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,…
Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.
Đề e:
Mở bài: Giới thiệu về người thầy.
Thân bài:
Giới thiệu ngoại hình của thầy (khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười, dáng đi…)
Sự cần mẫn, chăm chút của thầy với học sinh.
Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.
Kỉ niệm cảm động của em với thầy.
Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.
Đề g:
Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.
Thân bài:
Ngoại hình của người đó có gì ấn tượng.
Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,…
Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.
Vai trò của người đó với em, với gia đình em.
Kỉ niệm của em với người đó.
Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.
Các bài soạn tiếp theo: