Hướng dẫn Soạn bài Lòng yêu nước ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Quê hương rộng ra chính là đất nước, tổ quốc thân yêu. Yêu nước là một trong hai nguồn cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc. Trên thế giới, không một quốc gia nào mà không coi trọng lòng yêu nước bởi lòng yêu nước không chỉ là cảm xúc tự nhiên nơi con người mà còn là bổn phận, trách nhiệm và là vũ khí chiến đấu chiến thắng mọi hiểm họa đang đe dọa tổ quốc. Trong chương trình ngữ văn lớp 6 chúng ta sẽ được học một văn bản rất hay nói về lòng yêu nước của I-lia Ê-ren-bua mang tên “Lòng yêu nước”. Sau đây là bài soạn ngắn gọn cho bài này để giúp các bạn hiểu bài một cách nhanh chóng và ngắn gọn nhất.
Soạn bài Lòng yêu nước ngắn gọn lớp 6
I. Hướng dẫn Soạn bài Lòng yêu nước ngắn gọn lớp 6
Câu 1- SGK/108 văn 6 tập 2
Đại ý của bài viết là:
Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất
Lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2- SGK/108 văn 6 tập 2
Từ đầu đến “lòng yêu tổ quốc”
a) Tìm:
Câu mở đầu: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”
Câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
b) Trình tự lập luận trong đoạn văn:
Mở đầu tác giả nêu nhận định về lòng yêu nước: lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.
Tiếp đến, tác giả khái quát khía cạnh quan trọng thể hiện lòng yêu nước: đặt nó trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc
Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.
Câu 3- SGK/108 văn 6 tập 2
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đểu nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, đó là:
Người vùng Bắc: cánh rừng bên dòng sống Vi-na hay miền Xu-cô-nô những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng “gọi đùa người yêu.
Người xứ U-crai-na: Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bẳng lặng của trưa hè vắng ánh …
Người xứ Gru-di-a: Khí trời của núi cao, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ rong bọc đựng rượu bằng da dê, tiếng cuối cùng của những câu chào tạm biệt
Người Lê-nin-grát: dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè
Người Mát-xcơ-va: những phố cũ chạy ngoằn nghèo, điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, những ánh sao đỏ ngày mai.
Tác giả đã chọn lọc những vẻ đẹp tiêu biểu nhất thậm chí đó là những vẻ đẹp vô hình và miêu tả chúng một cách chấm phá nhưng gợi cảm.
Câu 4- SGK/109 văn 6 tập 2
Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc
II. Luyện tập bài Lòng yêu nước
Câu hỏi- SGK/109 văn 6 tập 2
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, em sẽ nói về:
Cảnh đẹp tiêu biểu của quê hương
Lễ hội, văn hóa tiêu biểu ở quê hương
Món ăn tiểu biểu ở quê hương
Tính cách tiểu biểu của con người quê hương
Các bài soạn tiếp theo: