• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 7 SOẠN VĂN LỚP 7

Soạn bài Liên kết trong văn bản lớp 7 đầy đủ hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 7, VĂN HỌC, VĂN LỚP 7
0
0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Liên kết trong văn bản lớp 7 tại wiki.hoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Chương trình ngữ văn lớp 6 đã hướng dẫn chúng ta tìm hiểu về các loại văn bản và phương thức biểu đạt. Qua đó ta đã nắm được thế nào là văn bản tự sự, văn bản giao tiếp,… Trong chương trình lớp 7 chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố trong văn bản trong bài học “Liên kết trong văn bản”.  Từ bài học ta nắm được khái niệm liên kết trong văn bản với những yêu cầu về liên kết trong văn bản, nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản, viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. Để từ đây ta hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản và biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài “Liên kết trong văn bản” giúp các bạn có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi vào bài học.

SOẠN BÀI LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN LỚP 7

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu nhưu vậy thì En-ri-cô không thể hiểu điều bố muốn nói

b. Lí do En-ri-cô không thể hiểu vì giữa các câu chưa có sự liên kết

c. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất liên kết

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn khó hiểu vì thiếu các từ ngữ liên kết

Sửa lại: Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b. Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.

Sửa lại: Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

II. Luyện tập liên kết trong văn bản

1. Câu 1/18 SGK văn 7 tập 1

Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) à (4) à (2) à (5) à (3).

2. Câu 2/19 SGK văn 7 tập 1

Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa nên các câu văn chưa có tính liên kết

3. Câu 3/19 SGK văn 7 tập 1

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là, bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

4. Câu 4/19 SGK văn 7 tập 1

Hai câu văn đứng cạnh nhau , câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,…”.

5. Câu 5/19 SGK văn 7 tập 1

Các đoạn, các câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre. Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được, phải nhờ bụt ghép lại mới thành tre. Thì liên kết trong văn bản tựa như lời của bụt giúp các đoạn các câu ghép lại hoàn chỉnh thành văn bản

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý kể về mẹ của em chi tiết đầy đủ hay nhất

Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê lớp 7 đầy đủ hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9