Có bao giờ bạn quan sát khu vườn nhỏ nhà mình vào một sáng tinh mơ, khi ấy bạn sẽ chú ý nhất điều gì? Là ánh sáng của khu vườn buổi sáng, là những mần non đang lên hay là những chú chim đang ùa về trên tán lá? Nếu là tôi, tôi sẽ thishc thú ngắm nhìn những chú chim hơn cả bởi có câu: “Đất lành chim đậu”. Một khu vườn gọi chim về chắc hẳn là một khu vườn đang hội tụ rất nhiều hương sắc tuyệt vời! Thêm vào đó, hiểu hơn về loài chim quê hương cũng là đang hiểu thêm về quê hương mình theo cách thật đặc biệt mà gẫn gũi, thân thương. Đến với “Lao xao” ta sẽ thấy bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, Duy Khán đã vẽ nên bức tranh cụ thể sinh động về thế giới các loài chim ở đồng quê. Sau đây là bài Soạn Lao xao ngắn gọn. Hướng dẫn Soạn bài Lao xao ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
Soạn bài Lao xao ngắn gọn
I. Hướng dẫn Soạn bài Lao xao ngắn gọn
Câu 1- SGK/113 văn 6 tập 2
Bài văn tả kể về các loài hcim thoe một trình tự nhất định chứ không hoàn toàn tự do.
a) Trình tự tên các loài chim được nói đến:
Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, nhạn, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
b) Các loài chim được xếp theo từng nhóm loài gần nhau
c) Nhận xét:
Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em đến chuyện các loài chim.
Cách miêu tả: miêu tả ở mỗi loài một vài nét nổi bật như tiếng kêu, hình dáng, hoạt động, đặc tính,…và kết hợp tả, kể với nhận xét, bình luận.
Câu 2- SGK/113 văn 6 tập 2
a) Cách miêu tả các loài chim:
Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu.
Diều hâu: mũi khoầm, đánh hơi tinh.
Chèo bẻo: “những mũi tên đen, mang hình đuôi cá”. Ngày mùa, thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người “chè cheo chét”.
Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.
b)
Kết hợp giữa kể và tả trong môi trường sinh sống hoạt động của chúng và trong mối quan hệ các loài
Kết hợp tả, kể và bình luận
c) Nhận xét:
Tài quan sát tinh tế
Tình cảm gắn bó, thân thuộc của tác giả với làng quê.
Câu 3- SGK/113 văn 6 tập 2
Những chất liệu văn hoá dân gian trong bài:
Đồng dao: Bồ các là bác chim ri… là chú bồ các…
Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
Cảm nhận chất dân gian về các loài chim trong bài:
Nét đặc sắc: nhìn loài chim trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, gán những ác cảm, thiện cảm cho chúng cùng những tính nết hay phẩm chất như của con người
Hạn chế: Mang màu sắc định kiến lâu đời, không có cơ sở khoa học.
Câu 4- SGK/113 văn 6 tập 2
Bài văn cho em thêm nhiều hiểu biết mới về các loài chim như: bồ các, chim ri, chích chòe,…
Qua đó cảm thấy yêu mến, thích thú, gần gũi với làng quê hơn.
II. Luyện tập bài Lao xao
Dàn ý miêu tả một loài chom quê mình:
Mở bài: Giới thiệu loài chim quê hương
Thân bài:
Vẻ ngoài: bộ lông, màu sắc, kích cỡ, …
Tập tính sinh hoạt.
Lợi ích (nếu có)
Kết bài: Tình cảm đối với loài chim và với quê hương
Các bài soạn tiếp theo: