Hướng dẫn soạn bài Hoán dụ ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
Cùng với những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoàn dụ là một biện pháp nghệ thuật giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài viết. Vậy để sử dụng biện pháp nghệ thuật này sao cho hiệu quả, có thể phát huy hết tác dụng của nó trong bài viết, làm cho người đọc có thể hình dung ra ý nghĩa và sự liên tưởng mà tác giả muốn đề cập tới đó không phải là một điều dễ dàng. Chính vì thế, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tập 2
SOẠN BÀI HOÀN DỤ LỚP 6 NGẮN GỌN
I. Hoán dụ là gì?
1. Câu 1 – SGK/82 Văn 6 tập 2
Các từ in đậm “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành” ám chỉ
Aó nâu: Ám chỉ người nông dân
Áo xanh: Ám chỉ người thành thị
Nông thôn: Ám chỉ những người sống ở nông thôn
Thị thành: Ám chỉ người sống ở thành phố
2. Câu 2-SGK/82 Ngữ văn 6 tập 2
Giữa “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành” với sự vật dược chỉ có mối quan hệ mật thiệt với nhau
Người nông thôn ngày xưa thường mặc áo nâu nhuộm để tiện cho công việc đồng áng
Áo xanh là ám chỉ những người công nhân thường làm việc trong những nhà máy, trong các thành phố của nước ta lúc bấy giờ.
Nông thôn nơi sinh sống và làm việc của đa số ngườ người làm nghề nông của nước ta lúc bấy gờ
Thị thành nơi có các nhà máy, phân xưởng hoạt động do đó cũng là nơi làm việc trực tiếp của những người công nhân.
3. Câu 3-SGK/82 Ngữ văn 6 tập 2
Tác dụng của cách diễn đạt này:
Cách diễn đạt trên ngắn gọn, tăng sự liên liên tưởng, hình ảnh cho câu thơ. Đồng thời, tăng sức gợi hình, gợi cảm làm cho người đọc liên tưởng thú vị tới người nông thôn và người công nhân thành thị
II. Các kiểu hoán dụ
1. Câu 1 –SGK/83 Ngữ văn 6 tập 2
Các từ ngữ in đậm có ý nghĩa
a) “Bàn tay ta” : Vốn là một bộ phận trên cơ thể con người nhưng ở đây tác giả muốn ám chỉ để nhắc về sức lao động, những người lao động
b) “Một, ba” là những từ chỉ số lượng một cách cụ thể, ở đây dùng để chỉ số lượng ít “một” và số lượng nhiều “ba”, sự hợp nhất của nhiều cá thể để tạo nên một sức mạnh lớn
c) “Đổ máu” vốn dùng để nói khi xảy ra xô xát hay đánh nhau dẫn đến thương vong. Còn ở đây tác giả muốn nói về sự hy sinh trong chiến tranh, thời điểm mà Huế xảy ra chiến sự.
2. Câu 2 –SGK/83 Ngữ văn 6 tập 2
Trong câu a “Bàn tay ta” biểu thị mối quan hệ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
Trong câu b “một, ba” biểu thị mối quan hệ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Trong câu c “đổ máu” là lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
3. Câu 3 – SGK/83 Ngữ văn 6 tập 2
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ là:
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
III. Luyện tập Hoán dụ
1. Câu 1 – SGK/84 Ngữa văn 6 tập 2
a) “Làng xóm ta” chỉ những người nông dân, sống trong chủ yếu ở nông thôn, tạo thành những xóm, làng. Mối quan hệ hoán dụ ở đây được tác giả sử dụng là mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
b) “Mười năm” chỉ một khoảng thời gian cụ thể. Ở đây tác giả muốn nói “Mười năm” là thời gian trước mắt, có thể nhìn thấy được “trăm năm” chỉ một khoảng thời gian lâu dài, chưa thể biết trước được kết quả. Mối quan hệ được tác giả sử dụng ở đây là mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng.
c) “Áo chàm” chỉ những người dân Việt Bắc. Mối quan hệ mà tác giả sử dụng là quan hệ một bộ phận với cái toàn thể.
d) “Trái đất” muốn nói đến tất cả những người dân sống trên Trái đất hay nhân loại nói chung. Tác giả đã sử dụng mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
2. Câu 2 – SGK/84 Ngữ văn 6 tập 2
Giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là
Giống nhau
Ẩn dự và hoán dụ đều là những biện pháp tu từ được xây dựng trên những mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng
Khác nhau
Ẩn dụ: Là những mối quan hệ có nét tương đồng với nhau
Hoán dụ: Các sự vật, hiện tượng trong hoán dụ có mối quan hệ gần gũi với nhau
Ví dụ
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Các bài soạn tiếp theo: