• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 8 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8

Soạn bài Hai chữ nước nhà đầy đủ lớp 8 hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 8, VĂN HỌC, VĂN LỚP 8
0
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn Soạn bài Hai chữ nước nhà đầy đủ lớp 8 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)

Quê hương đâu chỉ là một mảnh đất vô tri để con người trú ngụ, quê hương là hình hài xứ sở đã in sâu vào máu, vào thịt vào của những con người sinh ra ở nơi đó. Khi con người ta xa quê thì sẽ luôn nhớ về quê hương và nếu con người ta bị ép phải xa quê thì là một nỗi nhớ trong đau đớn, khắc khoải. Nỗi đau ấy lại càng day dứt đến tột cùng khi mà bị ép xa quê hương sang xứ người ngay trong lúc nước mất nhà tan, còn gì đau khổ bằng. Đó là nỗi đau trong bài “Hai chữ nước nhà” của Á Nam Trần Tuấn Khải. Sau đây là bài Soạn bài Hai chữ nước nhà đầy đủ lớp 8 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo

Soạn bài Hai chữ nước nhà lớp 8

I. Tìm hiểu chung về bài Hai chữ nước nhà

1. Tác giả:

Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước.
Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Thường mượn những đề tài lịch sử để nói bóng gió về nỗi đâu mất nước

2. Tác phẩm

“Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu của tập “Bút quan hoài I”
Mượn lời Nguyễn Phi Khanh dặn con dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước.

II. Hướng dẫn Soạn bài Hai chữ nước nhà lớp 8

Câu 1 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Giọng điệu của bài thơ: buồn, thống thiết
Thể thơ truyền thống song thất lục bát lại càng làm cho giọng điệu bài thơ trở nên trầm lắng, bi tráng hơn.

Câu 2 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Bố cục:

Phần 1 (8 câu thơ đầu): Khung cảnh sầu thảm đất Bắc trời Nam khi giặc xâm lược
Phần 2 (20 câu thơ tiếp): Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.
Phần 3 (8 câu cuối): Lời căn dặn của cha với con về trách nhiệm với đất nước

Câu 3 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Ở 8 câu thơ đầu bài:

Bối cảnh không gian: biên ải hoang vu, ảm đạm.
Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không biết có ngày để về của người cha
Tâm trạng của nhân vật:

Người cha:

Xót phận dân, phận nước, phận mình
Thấy bất lực trước thời cuộc
Đặt hết hi vọng vào con trai

Người con:

Thương cha, buồn đau xót muốn phụng dưỡng cha khi tuổi già

Trong bối cảnh và tâm trạng ấy, lời người cha khuyên:

Giống như một lời “di chúc” để lại cho con, như là những nguyện vọng cuối cùng của đời người mà ông đặt vào con
Người con cũng thấy rõ tầm quan trọng và thiêng liêng của lời dặn ấy mà lưu tâm.

Câu 4 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Đoạn thơ thứ hai:

Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua tình cảm:
Thương vận nước tan tác, phận dân chịu lâm nguy
Nỗi căm thù giặc sâu sắc và khát khao dành độc lập

Sức gợi cảm của bài thơ nằm ở những hình ảnh ám ánh: thảm họa xương rừng máu rộng; xiêu tán hao mòn

Bối cảnh tâm trạng của người đương ở vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX:
Thương nước, thương dân, thương đồng bào
Căm thù giặc sâu sắc
Khôn nguôi bất lực và mất phương hướng ở thực tại, muốn trốn về quá khứ hoặc thoát li trần thế.

Câu 5 trang 163 SGK văn 8 tập 1

Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của bản thân và sự nghiệp tổ tông nhằm khơi dậy và làm đậm sâu thêm ở con lòng yêu nước, tự hào giống nòi, căm thù giặc cùng ý chí kiên quyết hoàn thành nguyện vọng mà cha giao phó.

III. Luyện tập Hai chữ nước nhà

Câu hỏi trang 163 SGK văn 8 tập 1

Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đó là:

Ải Bắc
Mây sầu
Gió thảm
Hổ thét
Chim kêu
Hạt máu nóng
Hồn nước
Hồng lạc vong quốc

Những từ này đã gợi tả được cảm xúc chân thành, mãnh liệt nơi tác giả và động đến cõi sâu thẳm trong trái tim độc giả.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai lớp 7

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ lớp 8

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9