Hướng dẫn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ngắn gọn lớp 6 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài
Các bài soạn trước đó:
Giao tiếp là hoạt động hết sức cơ bản của đời sống. Thông qua giao tiếp, ta có thể truyền tải những suy nghĩ, tình cảm, ý kiến của mình với người đối diện. Mỗi chúng ta ai cũng có nhu cầu giao tiếp. Tuy nhiên, trong giao tiếp cũng như văn bản, chúng ta cần chọn một phương thức biểu đạt phù hợp. Trong bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt này, chúng ta cần nắm thế nào là hoạt động giao tiếp, hiểu khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt, đồng thời rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp của loại văn bản, từ đó có thể tìm hiểu các loại văn bản và phương thức biểu đạt của chúng. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
SOẠN BÀI GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Kiến thức cơ bản
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a. Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách đầy đủ, em nói hoặc viết cho người khác biết
b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn, em phải nói hoặc viết một cách đầy đủ, rõ ràng
c. Câu ca dao dùng để khuyên răn
Nó khuyên người khác phải giữ vững ý chí
Câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng vần ên. Câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là như thế nào=> quan hệ giải thích
Câu ca dao này là một văn bản
d. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng là một văn bản vì nó có chủ đề xuyên suốt, có mạch liên kết
e. Những đơn xin nghỉ học, bài thơ, truyện cổ tích, đơn xin, thiệp mời đều là văn bản
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
TT
Kiểu văn bản- phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
1
Tự sự(kể chuyện, tường thuật)
trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
tái hiện trạng thái sự vật, con người
3
Biểu cảm
bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận
nếu ý kiến đánh giá, bàn luận
5
Thuyết minh
giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
6
Hành chính công vụ
Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
b. Lựa chọn kiểu văn bản với hình thức biểu đạt tương ứng: Hành chính công vụ- tự sự- miêu tả- thuyết minh- biểu cảm- nghị luận
II. Rèn luyện kĩ năng
Câu 1 trang 14 SGK văn 6 tập 1:
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh
Câu 2/ 14 SGK văn 6 tập 1:
Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì truyện kể diễn biến sự việc
Các bài soạn tiếp theo: