Chúng ta đã từng được học một cách để mở rộng câu là thêm trạng ngữ cho câu. Ngoài ra, còn một cách để mở rộng câu khác đó là dùng cụm chủ vị. Vậy thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Có mấy trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Trong bài này, chúng ta cần hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, nhận biết các cụm chủ vị làm thành phần câu trong văn bản, mục đích của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ngắn gọn lớp 7 Hướng dẫn soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ngắn gọn lớp 7 hay nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU NGẮN GỌN LỚP 7
I- Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
Câu 1/ 68 SGK văn 7 tập 2:
Các cụm danh từ có trong câu:
Những tình cảm ta không có
Những tình cảm ta sẵn có
Câu 2/ 68 SGK văn 7 tập 2:
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
Những
tình cảm
ta không có
Những
tình cảm
ta sẵn có
II- Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
a. Chị Ba/ đến: cụm C- V làm chủ ngữ
Tôi/ rất vui và vững tâm: cụm C- V làm phụ ngữ
b. Tinh thần/ rất hăng hái: cụm C- V làm vị ngữ
c. Trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm, trời/ sinh cốm nằm ủ trong lá sen: cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ
d. Cách mạng tháng tám/ thành công: cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
III- Luyện tập dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
a. Những người chuyên môn/ mới định được: cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
b. Khuôn mặt/ đầy đặn: cụm C- V làm vị ngữ
c. Các cô gái Vòng/ đỗ gánh, giở từng lớp lá sen: cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm động từ
Hiện ra/ từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào: cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm động từ
d. Một bàn tay/ đập vào vai: cụm C- V làm chủ ngữ
Hắn/ giật mìn: cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm động từ
Các bài soạn tiếp theo: