• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC

Soạn bài Cố hương lớp 9

1 Tháng Tư, 2022
in VĂN HỌC, VĂN LỚP 9, VĂN MẪU LỚP 9
0
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Soạn bài Cố hương lớp 9 đầy đủ hay nhất do THCS Lao Bảo biên soạn để các bạn tham khảo.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Quê hương luôn là một trong những đề tài muôn thuở cho các nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay để khai thác. Hai chữ thiêng liêng ấy để lại trong trái tim mỗi người một cảm xúc, một tình thương yêu, nhớ nhung, tự hào đến lạ lung. Nơi chon nhau cắt rốn ấy luôn hiện hữu cho dù ta có lưu lạc ở bất cứ phương trời xa xôi bốn bể nào thì mảnh đất ấy luôn giữ một phần rất riêng trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Một trong những tác phẩm hay mà xúc động viết về đề tài quê hương thì ta không thể không nhắc đến “Cố hương” của Lỗ Tấn. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Cố hương” của Lỗ Tấn lớp 9. Việc soạn bài ở nhà là một bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI CỐ HƯƠNG CỦA LỖ TẤN.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, tên chữ là Dự Tài sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Quê ông ở tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông có nhiều cơ hội tiếp xúc với nông thôn. Từ lúc còn trẻ, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê hương đương thời.

Thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh của khoa học và kĩ thuật có thể cứu nước, ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngàng y, chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.

2. Tác phẩm

Công trình nghiên cứu tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926). “Cố hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa.

II. Hướng dẫn soạn bài Cố hương đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Bố cục của truyện gồm 3 phần:

Phần 1 (từ đầu…làm ăn sinh sống): hành trình trở về quê hương của nhân vật tôi
Phần 2 (tiếp…mang đi sạch trơn): hình ảnh con người và quê hương trong quá khứ và hiện tại
Phần 3 (còn lại): suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi

Câu 2 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh
Nhân vật chính: Tôi và Nhuận Thổ
Nhân vật trung tâm: Nhuận Thổ vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện được toàn bộ sự thay đổi của làng quê

Câu 3 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1:

a) Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi nhân vật Nhuân Thổ:

Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuân Thổ

Trong sự thay đổi con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…”. Vậy mà hai mươi năm sau “tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong kí ức mình. Anh khuôn  mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạn, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắ giống hệt mắt bố anh ngày trước, mi mắt đỏ húp mọng lên…Anh đội một cái mũ long chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

b) Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút kinh tế, tình cảnh đói nghèo nhân dân do áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu dẫn đến sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện hỏi mẹ con “mình” để “lấy đồ đạc” đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều là tác giả đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “mình”.

Câu 4 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1:

a) “Nhưng tiếc thay đã hết tháng giêng…Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự thông qua đó tác giả thể hiện sự gần gũi thân mật giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ.

b) “Người đi vào là Nhuận Thổ…vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức miêu tả, nhằm làm nổi bật sự thay đổi Nhuận Thổ sau hai mươi năm sau.

c) “Tôi nghĩ bụng…người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đoạn này tác giả chủ yếu dùng phương thức lập luận nhằm nêu lên những suy tư về cuộc sống của tác giả.

III. Luyện tập bài Cố hương.

Câu 1 trang 219 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Chọn đoạn văn em thích và học thuộc

Câu 2 trang 219 SGK ngữ văn 9 tập 1:

 

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ

(20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi

(lúc “tôi” trở về)

Hình dáng

Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng

Cao gấp hai trước, da vàng sạn, khuôn mặt tròn trĩnh, có những vết nhăn sâu hoắm, đội mũ long chiêm rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, co ro cúm rúm

Động tác

Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra

Môi mấp máy những cũng nói không ra tiếng, lấy một dáng điệu cung kính để chào, xin lại tất cả các đống tro

Giọng nói

Lưu loát, hồn nhiên

Cung kính, lễ phép

Thái độ với “tôi”

Thân thiết

Xa cách, cung kính

Tính cách

Hồn nhiên, lanh lợi

Khúm núm, e dè, khép nép

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý Tả người bạn thân chi tiết đầy đủ - Dàn tả bạn thân lớp 7

Cảm nhận bài thơ "Nhớ rừng" lớp 8 của Thế Lữ hay nhất đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Tên Tiếng Trung Quốc Hay Cho Nam, Bé Trai, Con Trai Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tên Tiếng Trung Hay Cho Nữ, Bé Gái, Con Gái Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Cách Đọc Tiền Tệ Các Nước Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Tên Các Nước Trên Thế Giới Dịch Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Tiếng Trung Về Quân Sự, Quân Đội
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG