Hướng dẫn Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) lớp 9 đầy đủ hay nhất do THCS Lao Bảo biên soạn để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
Mỗi vùng miền, mỗi địa phương là mỗi nền văn hoá khác nhau. Mỗi tình thành trên dải đất hình chữ S này đều tự hào về nền văn học vốn có của mình. Những nhà văn, nhà thơ, những con người nghệ sĩ đã dốc hết sức mình, bằng cả trái tim để đem đến những áng văn chương nghệ thuật về mảnh đất quê hương. Thủ đô Hà Nội yêu dấu, nơi đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn nghệ sĩ, đã mang đến vô cùng những cảm hứng cho người nghệ sĩ đất Hà thành viết nên những bài văn, những bài thơ đậm đà tình cảm, bản sắc Hà Nội. Qua bài học “Chương trình địa phương (phần văn)”, mỗi chúng ta được quay ngược trở lại về một thời xa xưa của vùng đất quê hương, để đắm chìm trong những tác phẩm về mảnh đất ấy để nhớ lại những nét của quê hương trong từng tác phẩm của những nhà văn,nhà thơ tiêu biểu. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Chương trình địa phương (phần văn)”.
SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN LỚP 9
1. Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những tác giả người Hà Nội và những tác phẩm viết về Hà Nội:
Tác giả: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, , Vũ Bằng…
Tác phẩm: Hà Nội băm sáu phố phường, Thương nhớ mười hai, ….
2. Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
STT
Họ tên
Bút danh
Tác phẩm chính
1
2
3
4
5
Nguyễn Mạnh Khải
Vũ Hùng
Phan Thị Thanh Nhàn
Trần Việt Phương
Nguyễn Hữu Đạt
Nguyễn Khải
Tạ Vũ
Việt Phương
Hữu Đạt
Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985)…
Những cánh chim trời (1984)…
Nghiêng về anh (thơ, 1992), Hoa mặt trời(1978),…
Cửa đã mở (2008), Cát dưới chân người (2011)…
Phía sau giảng đường (1997), Dòng xoáy cuộc đời (2003)…Quái nhân (2015)…
3. Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hà Nội phố – thơ của Phan Vũ
Phố – tiểu thuyết của Chu Lai
Sống mãi với thủ đô – tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng
Hà Nội ba mươi sáu phố phường – Tạp bút của Thạch Lam
Thú ăn chơi Người Hà Nội (Băng Sơn).
Tinh hoa Hà Nội (Mai Thục).
Tự nhiên như người Hà Nội (Nguyễn Trương Quý).
Thương nhớ 12 – tạp ghi của Vũ Bằng
Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh (một vài chương)
4. Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Mùa hè quê anh có hoa phượng đỏ
Có tiếng ve sầu nức nở kêu thương
Là mùa chia tay sách vở sân trường
Lưu bút vội vàng vấn vương nỗi nhớMùa xuân đi qua có mai đào nở
Từng giọt nắng hồng rạng rỡ reo vui
Chim én bay bay khắp cả khung trời
Ôi quá tuyệt vời Hà Nội mùa xuânAnh ở nơi đó mây trắng trời xanh
Mùa thu long lanh trên cành hoa sữa
Có bức tranh nào đẹp hơn thế nữa
Hà Nội đông về nắng úa đầy sân
(“ Hà Nội bốn mùa” -Trần Kim Thanh)
Các bài soạn tiếp theo: