• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC

Soạn bài chị em Thúy Kiều lớp 9 đầy đủ hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in VĂN HỌC, VĂN LỚP 9, VĂN MẪU LỚP 9
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều lớp 9 hay nhất do THCS Lao Bảo biên soạn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều là một trong những kiệt tác nổi tiềng làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều dựa vào bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh từ năm 1521 tới năm 1567. Nguyễn Du với tấm lòng hiểu đời hiểu người, ông đã tái hiện một đời sóng gió của nàng Thúy Kiều qua kiệt tác của mình. Qua bao thế kỉ truyện Kiều vẫn còn những điều tiềm ẩn chờ chúng ta khám phá tìm tòi. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, các bạn học sinh được tìm hiểu kiệt tác này thông qua những đoạn trích, trong đó có đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều hay nhất do THCS Lao Bảo biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé

SOẠN BÀI CHỊ EM THÚY KIỀU LỚP 9 HAY NHẤT

I.Tìm hiểu chung:

1, Tác giả

Nguyễn Du (1766-1820)
Quan nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn

2, Tác phẩm

Truyện Kiều ( tham khảo sách giáo khoa)
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Nằm ở phần đầu của kiệt tác
Khắc họa chân dung hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều

II. Đọc hiểu văn bản Chị em Thúy Kiều

Câu 1 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Bố cục đoạn trích:

Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu về hai chị em
Bốn câu tiếp: Tả vẻ đẹp của Thúy Vân
Mười hai câu tiếp: Tả tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều
Bốn câu cuối: Cuộc sống hai chị em

Câu 2 trang 81 sgk ngữ văn  lớp 9 tập 1

Phác họa chân dung của Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khắc vời
khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa tươi ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Nguyễn Du đặc tả chân dung của Vân dựa vào những hình thượng mang đậm tính ước lệ trung đại. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, Vân mang một vẻ đẹp phúc hậu trang nhã của người thiếu nữ phong sắc hương tình, vẻ đẹp ấy rất hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên khiêm nhường:

Khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như trăng
Long mày sắc nét đậm như con ngài
Miệng cười tươi như hoa
Giọng nói trong như ngọc
Mái tóc đen tựa mây
Làn da trắng như tuyết

Vẻ đẹp ấy dự báo một cuộc đời êm đềm, bình lặng và suôn sẻ

Câu 3 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Nhan sắc của Kiều vẫn được gợi tả bằng những hình ảnh ước lệ nhưng còn có sự chấm phá tạo điểm nhấn:

Kiều cằng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thuy thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

“Sắc sảo mặn mà” là hai cụm từ được dùng để lột tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cách tác giả miêu tả Vân trước, Kiều sau chính là thủ pháp đòn bẩy khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều để lại ấn tượng sâu đậm.

Ở Vân, tác giả miêu tả toàn bộ dáng hình nhưng ở Thúy Kiều, tác giả tập trung đặc tả đôi mắt và đôi lông mày, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người.

 “làn thuy thủy” đôi mắt ấy tựa hồ nước mùa thu, trong vắt phẳng lặng êm đêm,
“Nét xuân sơn”  đôi mày tựa nét núi mùa xuân, tươi tắn tràn đầy sức sống

Câu 4 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Ở Thúy Kiều, tác giả không chỉ gợi tả nhan sắc mà còn ca ngợi tài năng của nàng

“Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Tài năng ấy đạt mức lí tượng với chuẩn mực của phong kiến: Cầm, kì, thi ,họa. Trong các tài ấy, nàng giỏi nhất là cầm, cung đàn bạc mệnh mà nàng tự sáng tác ghi lại tiếng lòng của mình, đó là một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của nàng và tài năng của nàng khiến cho người ta hâm mộ mà cũng tiếc thương cho một “hồng nhan bạc mệnh”

Câu 5 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Ở đoạn trích, chân dung của Thúy Vân được khắc họa trước, Thúy Kiều được tả sai, nổi bật hơn. Có lẽ vì dụng ý của tác giả, miêu tả Thúy Vân để làm nền,  sử dụng linh hoạt thủ pháp đòn bẩu để đặc tả sắc tài của Kiều. Từ số lượng câu trong đoạn trích cũng thể hiện rõ điều này.

III Luyện tập đoạn trích chị em Thúy Kiều

Học sinh tự học thuộc đoạn trích

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) đầy đủ lớp 8 hay nhất

Bài văn Tả cây dừa lớp 7 chi tiết hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9