Hướng dẫn Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
(Tre Việt nam- Nguyễn Duy)
Cây tre từ lâu đã trở thành một biểu tượng của quê hương Việt Nam, của con người Việt Nam với những đức tính thẳng thắn, kiên trì, bất khuất,… là vũ khi lợi hại trong những năm tháng chống ngoại xâm. Cho đến ngày nay, thời hiện đại, tre tuy đã không còn được phổ biến như xưa nhưng vẫn chiếm một phần quan trọng trong đời sống lao động, sinh hoạt và nhất là tinh thần người Việt. Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta sẽ được học văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. Sau đây là bài soạn ngắn gọn cho văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới để giúp các bạn hiểu bài này một cách ngắn gọn, súc tích nhất.
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 6
I. Hướng dẫn Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 6
Câu 1- SGK/99 văn 6 tập 2
Đại ý của bài văn là:
Sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre và người trong lao động, sản xuất và chiến đấu.
Tre mang những phẩm chất của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt với các đức tính: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm.
Cây tre Việt Nam sẽ mãi gắn bó, đồng hành với người Việt trong tương lai.
Bố cục của bải văn:
Đoạn 1: từ đầu đến “chí khí con người”- Giới thiệu chung về cây tre
Đoạn 2: tiếp đến “tiếng sáo diều tre cao vút mãi”- Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của người Việt.
Đoạn 3: Còn lại- Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.
Câu 2- SGK/99 văn 6 tập 2
Để làm rõ ý: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể:
a) Chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày:
bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn
tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, sống có nhau, chết có nhau
giúp người dân làm nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn
tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày
tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ, người già
b) Giá trị của phép nhân hóa được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người:
Cây tre không còn là vật vô tri mà trở nên có sức sống, có sức mạnh, gần gũi và có thể bao bọc, bảo vệ con người.
Câu 3- SGK/99 văn 6 tập 2
Ở đoạn kết tác giả đã hình dung vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa vô cùng quan trọng và không thể thay thế:
tre là bóng mát trên đường ta dấn bước
tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình
tre càng tươi những cổng chào thắng lợi
đu tre dướn lên bay bổng
tiếng sáo diều tr cao vút mãi
Câu 4 – SGK/99 văn 6 tập 2
Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và phẩm chất: nhũn nhặn, thủy chung, ngay thẳng, can đảm.
Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì những phẩm chất của tre là những phẩm chất cao quý của con người Việt.
II. Luyện tập bài Cây tre Việt Nam
Một số tục ngữ, ca dao, thơ, truyện nói đến cây tre:
Thơ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
(Tre Việt nam- Nguyễn Duy)
Cổ tích: Cây tre trăm đốt
Ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Các bài soạn tiếp theo: