Thuật ngữ “câu trần thuật” có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta, đây là loại câu được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi và dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại câu này cũng có nhiều loại mà trong chương trình ngữ văn lớp 6 chúng ta đã học bài tiêng việt: câu trần thuật có từ “là”, bài này chúng ta sẽ học câu trần thuật không có từ “là”. Nghe tên của bài học là chúng ta có thể đoán ra ngay là bài học đang muốn thể hiện điều gì. Đơn giản đó là nhận biết câu trần thuật mà trong thành phần câu không chứa từ “là”. Nhưng nó không hề đơn giản chút nào đâu nhé, rất dễ bị lầm lẫn nếu không chú ý. Sau đây là bài soạn ngắn gọn cho bài tiếng việt Câu trần thuật không có từ “là” nhằm giúp cho mọi người có thể nắm bắt được tinh thần của bài này một cách ngắn gọn nhất. Hướng dẫn Soạn bài Câu trần thuật không có từ “là” ngắn gọn lớp 6 hay nhất tại wiki hoc.com để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
Soạn bài Câu trần thuật không có từ là ngắn gọn
I. Hướng dẫn Soạn bài Câu trần thuật không có từ là ngắn gọn
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Câu 1- SGK/ 118 văn 6 tập 2
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu đã cho:
a) Phú ông mừng lắm
Chủ ngữ: Phú ông
Vị ngữ: mừng lắm
b) Chúng tôi tụ hội ở góc sân
Chủ ngữ: Chúng tôi
Vị ngữ: tụ hội ở góc sân
Câu 2- SGK/119 văn 6 tập 2
Vị ngữ của các câu trên do:
a) là + Cụm động từ
b) là + Cụm động từ
Câu 3- SGK /119 văn 6 tập 2
Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp để điền vào trước vị ngữ của những câu trên:
a) Phú ông không mừng lắm
b) Chúng tôi không tụ họp ở góc sân
2. Câu miêu tả và câu tồn tại
Câu 1- SGK /119 văn 6 tập 2
a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại
Chủ ngữ: hai cậu bé con
Vị ngữ: tiến lại
b) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con
Vi ngữ: tiến lại
Chủ ngữ: hai cậu bé con
Câu 2 – SGK /119 văn 6 tập 2
Câu thích hợp để điền vào chỗ trống: Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con
Lí do chọn: câu thể hiện được sự bất ngờ trước việc hai cậu bé xuất hiện.
II. Luyện tập bài câu trần thuật đơn không có từ là
Câu 1- SGK/ 120 văn 6 tập 2
a)
Chủ ngữ: bóng tre; Vị ngữ: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn => Câu miêu tả
Chủ ngữ: Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp thoáng; Vị ngữ: mái đình, mái chùa cổ kính => Câu tồn tại
Chủ ngữ: ta; Vị ngữ: gìn giữ một nền văn hóa lâu đời => Câu miêu tả
b)
Chủ ngữ: Bên hàng xóm tôi; Vị ngữ: có cái hang của Dế Choắt => câu tồn tại
Chủ ngữ: Dế Choắt; Vị ngữ: là tên tôi đặt… => Câu miêu tả
c)
Chủ ngữ: Dưới gốc tre; Vị ngữ: tua tủa những mầm măng. => Câu tồn tại
Chủ ngữ: Măng; Vị ngữ: trồi lên nhọn hoắt… => Câu miêu tả
Câu 2- SGK/120 văn 6 tập 2
Viết đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em.
Buổi sớm tinh mơ, khung cảnh trường học thật là đẹp. Đứng trên hành lang tầng hai, hít căng lồng ngực bầu không khí tươi mát mà lòng tràn phấn khởi. Nắng và gió bắt đầu nhảy múa trên sân trường khiến cho con người có cảm giác muốn phóng tầm mắt khắp không gian. Và ôi kìa, dưới tán lá phượng xanh tươi, lấp ló mấy chùm hoa lộ đỏ. Có vẻ mấy chùm hoa cũng biết e thẹn bởi nở sớm hơn đồng bạn chăng? Tôi nhận ra hạ đã về trên sân trường mình.
Câu tồn tại trong đoạn văn trên: dưới tán lá phượng xanh tươi, lấp ló mấy chùm hoa lộ đỏ.
Câu 3- SGK/ 120 văn 6 tập 2
Nghe viết chính tả
Các bài soạn tiếp theo: