Trong các bài học trước, chúng ta đã soạn bài và tìm hiểu về câu trần thuật đơn. Một câu trần thuật đơn phải có đủ hai phần chủ ngữ và vị ngữ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một dạng câu trần thuật nữa là Câu trần thuật đơn có từ là. Vậy câu trần thuật có từ là có khác biệt gì so với các kiểu câu trần thuật thông thường. Chúng được sử dụng có tác dụng gì đối với người viết và người đọc? Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài và tìm hiểu về bài. Hướng dẫn soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ NGẮN GỌN
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là
Câu 1/114 SGK Ngữ văn 6 tập 2
a) Bà đỡ Trần ( CN) là người huyện Đông Triều (VN)
b) Truyền thuyết (CN), là loại truyện dân gian kể về các nhân vật …. tưởng tượng kỳ ảo (VN)
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (CN), là một ngày trong trẻo, sáng sủa (VN)
d) Dế mèn trêu chị Cốc (CN), là dại (VN)
Câu 2/114 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Vị ngữ của những câu trên do những từ hoặc cụm từ sau tạo thành
a) là + cụm danh từ (người huyện Đông Triều)
b) là + cụm danh từ (loại truyện dân gian …. tưởng tượng kỳ ảo)
c) là + cụm danh từ (một ngày trong trẻo, sáng sủa)
d) là + tính từ (dại)
Câu 3/114 SGK Ngữ văn 6 tập 2
a) Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều
b) Truyền thuyết không phải là loại truyện dân gian kể về các nhân vật… tưởng tượng kỳ ảo
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô không phải là một ngày trong trẻo, sáng sủa
d) Dế mèn trêu chị Cốc không phải là dại
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
Câu 1/114 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu trình bảy cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm ở chủ ngữ là câu b
Câu có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm, nói ở chủ ngữ là câu a
Câu miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ là câu c
Câu thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ là câu d
III. Luyện tập Câu trần thuật đơn có từ là
Câu 1/115 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu trần thuật đơn có từ là:
a. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm … cho sự diễn đạt
b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
c. Tre là cánh tay của người nông dân
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê
d. Bồ các là bác chim ri
đ. Vua nhớ công ơn ghi là Phù Đổng Thiên Vương… quê nhà
e. Khóc là nhục
Rên là hèn
Dại khờ là những lũ người câm
Câu 2/115 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
a. Hoán dụ/ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm … cho sự diễn đạt
CN VN
=> Kiểu câu định nghĩa
b. Người ta/ gọi chàng là Sơn Tinh
CN VN
=> Kiểu câu giới thiệu
c. Tre/ là cánh tay của người nông dân
CN VN
Tre/ còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ
CN VN
Nhạc của trúc, nhạc của tre/ là khúc nhạc đồng quê
CN VN
=> Kiểu câu miêu tả
d. Bồ các/ là bác chim ri
CN VN
=> Kiểu câu giới thiệu
đ. Vua/ nhớ công ơn ghi là Phù Đổng Thiên Vương… quê nhà
CN VN
=> Kiểu câu miêu tả
e. Khóc/ là nhục
CN VN
Dại khờ/ là những lũ người câm
CN VN
=> Kiểu câu đánh giá
Câu 3/ 116 SGK văn 6 tập 2:
Người bạn thân nhất của em là Lan. Bạn có dáng người nhỏ nhắn, làn da trắng như trứng gà bóc. Mái tóc của bạn đen và dài, tựa như một dòng suối nhỏ. Đôi mắt tinh anh sáng lấp lánh. Bạn rất hay cười, mỗi lần cười đều để lộ hàm răng trắng đều như bắp. Bạn là người rất tốt bụng và thường xuyên giúp đỡ em trong học tập. Em hi vọng chúng em sẽ mãi mãi là những người bạn tốt của nhau.
=> Tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là: giới thiệu người bạn thân của em
Các bài soạn tiếp theo: