• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 6 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 6

Soạn bài Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử ngắn gọn nhất hay lớp 6

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 6, VĂN HỌC, VĂN LỚP 6
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mỗi mảnh đất, mỗi vùng miền đều có những dòng sông, những cây cầu để thương, để nhớ cho mỗi chúng ta. Những vật ấy tuy giản dị, gần gũi nhưng đã làm nên dấu ấn, tên tuổi cho những vùng đất. Nhắc đến xứ Huế của thơ và mộng, ta nghĩ ngay đến sông Hương- núi Ngự, cây cầu Tràng Tiền đã từng in bóng trong câu thơ của Nguyễn Bính: “Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông thềm”. Đến với mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến, bên cạnh hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chúng ta cũng không thể nào quên cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử đã cùng Hà Nội đi qua những năm tháng hào hùng và gian lao. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử ngắn gọn nhất Hướng dẫn soạn bài Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử ngắn gọn lớp 6 để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI CẦU LONG BIÊN- CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ NGẮN GỌN NHẤT

Câu 1/ 127 SGK văn 6 tập 2:

Văn bản có bố cục 3 phần:

Phần 1: từ đầu… thủ đô Hà Nội: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên
Phần 2: tiếp theo… dẻo dai, vững chãi: Minh chứng, khẳng định cầu Long Biên là nhân chứng sống động của lịch sử
Phần 3: còn lại: Ý nghĩa của cầu Long Biên trong hiện tại và tương lai

Câu 2/ 127 SGK văn 6 tập 2:

Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả:

Đặc điểm cầu:

Vị trí: bắc ngang sông Hồng
Độ dài: 2290 m
Trọng lượng: 17000 tấn
Hình dáng: như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng
Chất liệu: bằng sắt

Quá trình xây dựng cầu:

Xây năm 1898- 1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế
Khi mới khánh thành, cầu có tên là Đu- me
Được xây dựng bằng bao mồ hôi, sương máu của nhân dân

Câu 3/ 127 SGK văn 6 tập 2:

a. Những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại:

Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối
Những ánh đèn mọc lên như sao xa khi chiều xuống
Gợi nhớ đoàn quân ra đi năm 1947
Những năm tháng chống Đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng

Dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy

Cảnh vật và sự việc cho thấy cây cầu là một phần của lịch sử, hiên ngang, vững chãi với dòng chảy của thời gian

b. Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc đã làm tăng thêm tính biểu cảm, chân thực cho ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên

c. Cách kể trong đoạn này có sự thay đổi: có sự bộc lộ cảm xúc của tác giả

Tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn vì:

Ngôi kể chuyển từ ngôi thứ ba sang thứ nhất
Phương thức biểu đạt là thuyết minh xen lẫn biểu cảm
Có những từ ngữ thể hiện cảm xúc mãnh liệt: nhớ như in, nằm sâu trong trí óc, yêu thương, quyến rũ, khát khao, như ứa máu, nước mắt ứa ra, đứt lòng đứt ruột…

Câu 4/ 127 SGK văn 6 tập 2:

a. Không thể thay từ “chứng nhân” thành “chứng tích vì:

Chứng tích chỉ đơn giản là những vết tích hay hiện vật còn lưu lại
Chứng nhân: biện pháp nhân hóa, làm cho cây cầu giống như một nhân chứng của lịch sử

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến:

Năm 1947, người dân thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu ra đi bí mật
 Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
Ý nghĩa của các từ: sống động, đau thương, anh dũng: giúp cây cầu hiện lên giống như con người

b. Câu cuối bài giàu sắc thái biểu cảm hơn và gợi những liên tưởng thú vị

Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của một thời đau thương nhưng anh dũng, chứng kiến sự trưởng thành của một dân tộc kiên cường, bất khuất

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ ngắn gọn lớp 6

Soạn bài Viết đơn ngắn gọn nhất lớp 6

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9