• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 7 SOẠN VĂN LỚP 7

Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn hay nhất

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 7, VĂN HỌC, VĂN LỚP 7
0
0
SHARES
13
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, người không chỉ là người dẫn đường cho con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam mà còn sáng ngời một nhân cách vĩ đại. Ta bắt gặp ở đó là một tình yêu lớn dành cho thiên nhiên, cho đất nước, cho triệu triệu người dân đang chìm trong bóng tối. Qua hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng ta càng thấy rõ hơn điều đó, ở đó không chỉ có một tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước mà còn là sự trăn trở, lo toan của Người cho con đường cách mạng vĩ đại của dân tộc. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng để thấy rõ hơn điều đó. Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn tại THCS Lao Bảo.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG NGỮ VĂN 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu chung bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

1. Tác phẩm

Tác phẩm Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Tác giả

Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam (1890 – 1969). Bác là một nhà văn, nhà thơ lớn đồng thời là một Danh nhân văn hóa thế giới.
Thơ của người thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, đất nước và ý chí chống giặc ngoại xâm một cách sâu sắc

II. Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm về thể thơ này:

Mỗi dòng có 7 chữ. Mỗi bài thơ có 4 câu. 
 Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4
Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4).
 Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya

Hai câu thơ đầu tiên trong bài được tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên trong đêm trăng sáng. Cảnh vừa có tình vừa có thơ, vừa có nhạc, vừa có họa. Cái tình được nói đến qua trăng, qua suối, có hoa chốn non xanh nước biếc, tiếng nhạc của dòng suối như tiếng hát trong trẻo của một cô thôn nữ nào đó miền sơn cước. Tiếng suối từ xa xọng lại, hòa theo âm vang của núi rừng lúc gần lúc xa, hư hư thực thực. Cảnh vật được tác giả miêu tả bắt đầu không phải bằng những bút pháp tả cảnh hoa lệ mà bằng âm thanh của dòng suối. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh mà cảnh vật trở nên gần gũi với con người, man sức sống của tuổi trẻ. Và trong khôn gian tĩnh mịch ấy, ánh trăng bao phủ khắp không gian tạo nên một hình ảnh thật lung linh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng, cổ thụ và hoa như giao hòa cùng với nhau, soi sáng cho nhau.

Câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả:

Sự thao thức không ngủ được vì say đắm trước cảnh thiên nhiên, núi rừng.
Sự lo lắng của tác giả trước vận mệnh của đất nước
Trong hai câu thơ cuối từ “chưa ngủ” được lặp lại, không chỉ thể hiện tâm hồn nghẹ sĩ của Bác trước cảnh đẹp nơi núi rừng Việt Bắc mà còn thể hiện nỗi lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ của Người trước vận mệnh của dân tộc.

Câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng.

Hình ảnh không gian trong bài thơ tràn ngập ánh trăng. Bầu trời, mặt nước, dòng sống trong bài thơ như hòa quyện, nối liền với nhau.
Câu thơ thứ hai được tác giả miêu tả từ gần tới xa, từ thấp đến cao tạo ra độ rộng cảu không gian, chiều sâu của cảnh vật. Từ “xuân” được tác giả nhắc đến ba lần làm cho toàn bộ câu thơ tràn ngập trong sắc xuân. Sự sống của mùa xuân bao trùm lên toàn bộ không gian.

Câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Bài Nguyên tiêu (Phiên âm) gợi cho em nhớ tới hình ảnh trong bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu).

Câu 6 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là:

Tâm hồn của một thi sĩ, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình của cảnh vật nơi núi rừng. Qua đó, thể hiện phong thái ung dung, tự tại, lạc quan Bác.

Câu 7 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

Trong bài thơ Cảnh khuya, ánh trăng được tác giả nhân hóa như một người bạn của tác giả, ánh trăng soi tỏ cho cảnh vật, làm nền cho cảnh vật, trăng lồng vào cổ thụ in hình xuống mặt đất. Ánh trăng, cảnh vật, con người như hòa quyện cùng với nhau
Trong bài thơ Rằm tháng giêng, ánh trăng được miêu tả bên dòng sông, ánh trăng trong bài thơ tràn ngập sắc xuân, mang tới sự tươi mới cho cả đất trời và cả tâm hồn của tác giả.

III. Luyện tập bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng hai bài thơ

Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Một số câu thơ, bài thơ của Bác nói về cảnh thiên nhiên là

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ

Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa

(Mới ra tù tập leo núi 

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất lớp 7

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Tên Tiếng Trung Quốc Hay Cho Nam, Bé Trai, Con Trai Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tên Tiếng Trung Hay Cho Nữ, Bé Gái, Con Gái Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Cách Đọc Tiền Tệ Các Nước Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Tên Các Nước Trên Thế Giới Dịch Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Tiếng Trung Về Quân Sự, Quân Đội
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG