• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 6 SOẠN VĂN LỚP 6 NGẮN GỌN

Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6 hay nhất đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 6 NGẮN GỌN, VĂN HỌC, VĂN LỚP 6
0
0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6 đầy đủ hay nhất chương trình SGK ngữ văn lớp 6. Mỗi người chúng ta đều có những kỉ niệm tươi đẹp về mái trường mến yêu, về những buổi học, về những người thầy, người cô kính mến.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Nhưng đó là đời sống tinh thần, vậy nên trong từng hoàn cảnh, cảm xúc, con người, những kỉ niệm là khác nhau. Đặc biệt là buổi học cuối cùng luôn chan chứa trong ta nhiều những bồi hồi xúc động da diết. Vậy thì đã bao giờ bạn nghĩ về  buổi học cuối đó chưa. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về buổi học cuối cùng qua tác phẩm cùng tên, để xem buổi học cuối cùng  ấy có gì đặc biệt khiến người đọc xót xa đến rơi nước mắt. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6 nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây.

SOẠN BÀI BUỔI HỌC CUỐI CÙNG LỚP 6

I, Tìm hiểu chung.

1. Tác giả.

An-phông-xơ-đô đê là tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng.
Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển “Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler” (1874).
Ông cũng khá thành công với thể loại tiểu thuyết.

2. Tác phẩm.

Hoàn cảnh sáng tác: Lấy bối cảnh từ cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, Pháp thua trận vậy nên hai vùng An-rat và Lo-ren phải nhập vào Phổ. Do vậy, buổi học cuối cùng ở đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bố cục:

   Đoạn 1 (Từ đầu … vắng mặt con) : Điểm khác đầu tiên trước khi Phrăng đến lớp.

   Đoạn 2 (tiếp … buổi học cuối cùng này) : buổi học cuối cùng và cảm xúc của tất cả mọi người.

  Đoạn 3 (còn lại) : kết thúc buổi học với dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.

II, Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
   Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
  Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : người thầy có tình yêu to lớn với nghề giáo và đặc biệt là tiếng mẹ đẻ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

 Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn.
 Quang cảnh ở trường : bình lặng.
 Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
 Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
   Nghe thầy thông báo :  tiếc nuối, ân hận .
   Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
   Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Nhưng cũng chính trong giờ phút ấy thì cậu thêm tình yêu tiếng Pháp.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Nhân vật thầy Ha-men :

  Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ – đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
  Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
  Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
 Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

 Câu văn so sánh :

   tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
   dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
  … chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
  Những tờ mẫu … như những lá cờ nhỏ …
  … một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

   * Tác dụng : giúp cho đối tượng miêu tả hiện lên sinh động, rõ ràng, thuyết phục hơn trong mắt bạn đọc.

Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù …”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, đồng thời thấy được rằng yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện của lòng yêu tổ quốc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): (xem phần trên).

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Thầy Ha-men một người thầy đầy trách nhiệm, yêu vô cùng nghề giáo và rất yêu tiếng mẹ đẻ. Buổi học cuối cùng ấy, thầy đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Hôm nay, trang phục của thầy trông nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ – đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen. Không những vậy, trong thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn . Thầy nói với chúng tôi về tiếng Pháp đẹp, rằng nó được coi là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ. Thế rồi khi mà buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”. Thầy đã cho tôi thêm tình yêu và niềm xúc động thiêng liêng về tiếng mẹ để, về tình yêu tổ quốc biết chừng nào.

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Nhân hóa lớp 6 hay nhất đầy đủ

Soạn bài Phương pháp tả người lớp 6 hay nhất đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9