• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 6 SOẠN VĂN LỚP 6

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 hay nhất đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 6, VĂN HỌC, VĂN LỚP 6
0
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 đầy đủ nhất sát chương trình SGK ngữ văn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài soạn trước đó:

Bạn là con một hay có thêm một người anh chị em trong gia đình? Nếu bạn là con một thì có khi nào bạn lại thích mình có một người anh chị em? Nếu bạn có anh chị em thì anh chị em bạn có thương yêu nhau nhiều không và có bao giờ bản ghen tỵ với họ? Có lẽ một chút giận hờn, một chút ghen tỵ, một chút tranh cãi là những điều không thể thiếu nếu bạn có anh chị em nhưng nó không phải là dấu châm sheets hco tình cảm của mọi người mà giống như gia vị mà từ đó tình cảm trở nên mặn mà thắm thiết hơn. Đằng sau những tình cảm tiêu cực đối với những người thân yêu hẳn là sẽ luôn tồn tại những tình yêu thương vô bờ bến mà mọi người dành cho nhau. Đó là điều mà bạn đọc sẽ nhận ra qua truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” và sau đây là bài soạn đầy đủ cho tác phẩm.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 đầy đủ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tạ Duy Anh (sinh năm 1959) là một nhà văn Việt Nam quê ở huyện Chương Mĩ tỉnh Hà Tây. Ông còn viết với các bút danh Lão Tạ, Chu Quý, Quý Anh, Bình Tâm. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Một số những tác phẩm nổi tiếng khác của ông: Bến thời gian, Gã và nàng, Bố cục hoàn hảo, Ngày hội cuối cùng, Quả trứng vàng,…

2. Tác phẩm

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong và sau đó được in trong “Con dế ma”.

II. Hướng dẫn Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 đầy đủ

Câu 1 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 2

Tóm tắt truyện:

Nhân vật “tôi” có một người em gái tên Kiều Phương và quen gọi em là “Mèo” bởi tính hay lục lọi. Một ngày, họa sĩ Tiến Lê là bạn của bố phát hiện ra Mèo là một tài năng hội họa và cô bé được bố mẹ chăm chút cho phát triền tài năng ấy. Từ đó nhân vật “tôi” thấy mình bị đẩy ra khỏi lề cuộc sống vì là kẻ bất tài. Cậu bắt đầu ghen tỵ với em gái và một khoảng cách vô hình tạo ra giữa hai anh em. Nhưng rồi cậu nhận thấy vừa hạnh phúc vừa xấu hổ vào ngày em gái nhận thưởng giải nhất cuộc thi vẽ toàn quốc bởi bức tranh mà cô em gái vẽ khi dự thi là hình ảnh của người anh trai trong mắt cô: một người anh trai vô cùng hoàn hảo.

Câu 2 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 2

a) Nhân vật chính trong truyện là người anh trai bởi toàn bộ truyện ngoài sự việc là những suy ngẫm cảm nhận của nhận của người anh đồng thời nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

b) Truyện được kể theo lười nhân vật người anh. Việc chọn lựa vai kể như vậy có tác dụng nhấn mạnh diễn biến tâm lí của người anh khi thì ghen tỵ, buồn tủi, khi thì hạnh phúc, sung sướng, xấu hổ… qua đó bộc lộ những thông điệp của truyện.

Câu 3 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 2

a) Tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:

Từ trước cho đến lúc thấy em chế màu vẽ: ngạc nhiên, khó hiểu
Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện: luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, buồn bã, tủi thân
Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: trút một tiếng thở dài, cảm thấy mình bất tài
Khi đứng trước bức tranh của người em đạt giải nhất trong phòng triển lãm: thoạt tiên là ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

b) Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh có tâm trạng không thể thân với em gái như trước được nữa vì người anh luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

c) Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái:

“Thoạt tiên là ngỡ ngàng” vì cậu không ngờ là em gái lại chọn vẽ mình
“Rồi đến hãnh diện” vì cậu xuất hiện trong bức tranh đạt giải nhất và trong tranh cậu là một con người vô cùng hoàn hảo
“Sau đó là xấu hổ” vì cậu thấy mình không xứng đáng với hình ảnh của người anh tuyệt vời trong tranh và vì cậu nghĩ đến sự ghen tỵ nhỏ nhen của mình với em khi trước.

Câu 4 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 2

Đoạn kết của truyện(Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu của em con đấy) là sự lĩnh hội sâu sắc của người anh về lòng cao thượng và cậu muốn nói rằng cậu không dám nhận mình là người trong tranh mà trong tranh chính là hình ảnh phản chiếu tâm hồn cao thượng nhân hậu của em gái, một người em luôn yêu thương anh mình.
Qua đó, ta có thể nhận thấy người anh đã nhậ ra phần hạn chế của bản thân và cả sự tốt đẹp nơi người khác. Một sự giác ngộ sâu sắc và kịp thời.

Câu 5 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 2

Cảm nhận về cô em gái trong truyện:

Một cô bé tài năng, hoạt bát, sáng tạo trong cách vẽ tranh và rất kiên trì theo đuổi ước mơ hồn nhiên
Một tấm lòng nhân hậu, đáng mến cho dù có tài nhưng không kiêu căng và yêu anh trai.

Điều mà khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này đó là tấm lòng nhân hậu của một cô bé vô cùng yêu thương anh trai của mình và đã dùng tài năng thể hiện điều đó.

III. Luyện tập Bức tranh của em gái tôi

Câu 1 trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 2

Đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái.

Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, vào ngày mà người anh đến buổi nhận giải của em gái, cậu đã ngộ ra những bài học quý giá. Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái với dòng chữ: “Anh trai tôi” tâm trạng cậu đã nhiều biến đổi. Thoạt tiên đó là sự ngỡ ngàng bởi với lời của chú Tiến Lê dặn em gái “vẽ những điều thân thuộc nhất”, cậu khó thể ngờ là em gái lại chọn mình là nhân vật trong bức tranh quan trọng của em. Rồi tiếp đến cậu thấy hãnh diện vô cùng bởi trong tranh cậu là một cậu bé rất sáng sủa, thông minh và hoàn hảo đến lạ kì và cậu là nhân vật trong bức tranh đạt giải cao nhất. Nhưng rồi sau cùng cậu thấy xấu hổ, xấu hổ vì những suy nghĩ và hành động của mình những ngày qua đối với em gái, xấu hổ trước sự cao thượng của em và thấy mình không xứng với hình ảnh đjep đẽ trong tranh.

Câu 2 trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 2

Khi một bạn trong lớp đạt giải cao trong kì thi tỉnh:

Cô giáo vô cùng vui mừng và thưởng quà cho bạn
Các bạn trong lớp ai cũng vui và chúp mừng bạna

Các bài soạn tiếp theo:

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Soạn bài Vượt thác lớp 6 hay nhất đầy đủ

Soạn bài So sánh(tiếp theo) lớp 6 hay nhất đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9