Qua bài học các em sẽ nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm,nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kỹ thuật. Trong bài viết này thì THCS Lao Bảo.com sẽ hướng dẫn các bạn giải các bài tập trong môn Vật lý lớp 7 bài số 8 nội dung về gương cầu lõm
Các bài viết liên quan tới chủ đề Gương cầu lõm đáng chú ý:
GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 7 BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM ĐẦY ĐỦ CHÍNH XÁC NHẤT
Câu C1(sgk/trang 22)
– Gần gương: ảnh ảo, lớn hơn vật
– Xa gương : ảnh thật, nhỏ hơn vật ngược chiều.
Câu C2(sgk/trang 22)
Kết luận:
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Câu C3(sgk/trang 23)
Kết luận :
Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
Câu C4(sgk/trang 23)
Vì Mặt Trời ở xa, chùm tia tới là chùm sáng song song, do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật, mà ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng nên để vật ở chỗ ánh sáng hội tụ vật sẽ nóng lên.
Câu C5(sgk/trang 23)
Kết luận:
Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
Câu C6(sgk/trang 24)
Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được 1 chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng truyền đi xa được, không bị phân tấn mà vẫn rõ.
Câu C7(sgk/trang 24)
Bóng đèn pin ra xa tạo chùm tia tới là chùm song song, cho chùm phản xạ hội tụ.