Qua bài học các em sẽ biết được đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. Từ đó các em sẽ vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. THCS Lao Bảo.com sẽ giúp các bạn có đáp án giải bài tập sách giao khoa các câu ở cuối sách vật lý 7 bài 5 đầy đủ.
Các bài viết về chủ đề Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁ KHOA VẬT LÝ 7 BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC NHẤT
Câu C1(sgk/trang 15)
Kết luận:
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Câu C2(sgk/trang 16)
Kết luận :
ĐỘ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
Câu C3(sgk/trang 16)
Kết luận:
Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
Câu C4(sgk/16)
a) Lấy điểm S’ đối xứng với điểm S qua mặt phẳng gương thì S’ là ảnh của S tạo bởi gương phẳng.
b)
Vẽ tia phản xạ của tia tới SI
Từ I kẻ Đường pháp tuyển IN vuông góc với mặt phẳng gương.
Trên cùng một mặt phẳng gương, vẽ góc SIN bằng góc NIR, từ đó IR là tia phản xạ của tia tới SI
2. Vẽ tia phản xạ của tia tới SK tương tự như vẽ tia phản xạ của tia tới SI
Ta có KM là tia phản xạ của tia tới SK.
c) Đặt mắt trong khoảng trống giữa 2 tia IR và KM sẽ nhìn thấy ảnh S’
d)Kết luận:
Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
Câu C5(sgk/trang 17)
Ta lấy ảnh của 2 điểm đầu và cuối của mũi tên qua gương phẳng, sau đó nối 2 điểm đó lại ta được ảnh của mũi tên đặt trước gương phẳng.
Câu C6(sgk/trang 17)
Ở bài học trước chúng ta đã được biết đến mặt nước cũng có thể soi ảnh như gương phẳng.
Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng, tức là ở dưới mặt nước .