Cây tre hiện tại không còn phổ biến như trước khi quá trình nông thôn hoá ngày càng phát triển với rất nhiều nhà cao tầng mọc lên. Công dụng của cây tre ngày xưa cũng được thay thế bằng các vật liêu khác như nhôm, sắt… Tuy nhiên nó vẫn được trồng rải rác khá nhiều ở các vùng nông thôn và đặc biệt ở vùng miền núi thì tre vẫn còn được trồng khá nhiều và còn được sử dụng vào rất nhiều việc khác nhau. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn chi tiết nhất cách làm bài văn thuyết minh về cây tre ở Việt Nam do THCS Lao Bảo.Edu.Vn biên soạn
Các bài viết liên quan tới chủ đề dàn ý thuyết minh về cây tre đáng chú ý:
Hướng dẫn học sinh lớp 9 lập dàn ý bài văn thuyết minh về cây tre Việt Nam hay nhất, dàn ý về cây tre ở làng quê ở quê em. Bóng dáng làng quê Việt Nam ẩn hiện sau lũy tre làng đã trở thành bức tranh muôn thuở. Tre mọc thành bụi, thành lũy bao bọc lấy xóm làng từ bao đời nay như gìn giữ nét nguyên sơ, sự thanh bình của chốn này. Cây tre với sức sống mãnh liệt, sức chống chịu ngoan cường bám lấy đất đai bờ cõi quê hương. Con người làng quê đã quen với sự hiện diện của loài cây này trong cuộc sống và sinh hoạt đời thường. Cây tre góp phần làm nên những giá trị đáng quý cho nếp sống con người và văn hóa ở những nơi mà nó mọc lên và gắn bó. Dàn ý dưới đây cung cấp các bước triển khai bài thuyết minh về cây tre Việt Nam lớp 9 một cách đơn giản và đầy đủ.
Bài văn về cây tre rất hay được cho ra vì thế các bạn cần phải nắm rõ dàn ý các làm bài này
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM LỚP 9
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt (đoạn thơ, ca dao,..). Giới thiệu cây tre Việt Nam (loại cây phổ biến, quen thuộc,…).
II. THÂN BÀI
Khái quát chung về cây tre Việt Nam:
Loại cây được trồng nhiều trên khắp làng quê nước ta.
Có sức sống và sức chống chịu mãnh liệt.
Đi vào đời sống vật chất và tinh thần người Việt từ rất sớm và còn gắn bó đến ngày nay.
Đặc điểm của cây tre Việt Nam:
Phát triển từ măng tre
Thân gỗ, thẳng, rỗng bên trong, chia thành nhiều đốt.
Nở hoa trong khoảng thời gian sống từ 5- 60 năm và thường chỉ nở hoa một lần duy nhất.
Lá tre mỏng, màu xanh, có hình dạng thuôn dài, nhỏ hẹp, cạnh sắc.
Mọc thành từng cụm, từng bụi, thành lũy chứ không tách biệt.
Có khả năng thích nghi tốt trong nhiều môi trường sống.
Công dụng của tre:
Măng tre dùng làm thức ăn .
Thân tre dùng để xây dựng nhà cửa (làm cột, làm vách,…).
Làm các vật dụng trong nhà và lao động (sào tre, thang tre, nôm tre dùng bắt cá, rổ tre, đũa tre,…).
Làm củi để đun nấu.
Bám giữ đất đai, làm rào chắn tự nhiên bảo vệ xung quanh làng, xóm.
Ý nghĩa của cây tre trong đời sống người dân Việt Nam:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết tận dụng lợi ích của cây tre trong cuộc sống hàng ngày và các công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Cây tre là một trong những loài cây tượng trưng cho làng quê Việt Nam.
Là loài cây tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, văn nghệ nước nhà.
III. KẾT BÀI
Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về cây tre Việt Nam (loài cây thân quen, mang nhiều lợi ích, có ý nghĩa to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần,…). Đưa ra lời khuyên (bảo vệ, gìn giữ, quý trọng,…).