Cây nêu còn tùy thuộc vào phong tục và văn hóa của từng địa phượng và cũng một phần là truyền thống của gia đình. Đây cũng là 1 trong nét văn háo rất độc đáo và rất hay của Việt Nam. Cây nêu thường được dựng lên trước nhà với ý nghĩa là xua đuổi ta ma để đòn chào 1 năm mới vui vẻ đầm ấm và đầy đủ hơn. Dưới đây là hướng dẫn làm dàn ý cho đề bài yêu cầu thuyết minh về cây nêu ngày Tết của học sinh lớp 9. Hi vọng với dàn bài mẫu đầy đủ từ mở bài, đến các ý và kết bài sẽ giúp ích được cho các em.
Các bài viết về chủ đề Cây nêu ngày Tết được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Nếu ai còn nhớ về một cái Tết xưa thì hẳn trong tâm trí còn nhớ rõ những tập tục, những nét truyền thống ngày ấy. Có những điều vẫn còn đến tận bây giờ, nhưng có những điều đã sớm lùi xa theo năm tháng, có hay chăng chỉ còn tồn tại thấp thoáng đâu đây hay trong những trang văn kỉ niệm. Và, trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, phần luyện tập về văn thuyết minh, có một đề bài yêu cầu thuyết minh về cây nêu ngày Tết – một nét đẹp đã không còn xuất hiện quá nhiều trong cuộc sống ngày nay nữa. Nên bởi vậy, khi gặp đề bài này, sẽ có khá nhiều bạn học sinh cảm thấy lúng túng và khó khăn vì không biết làm ra sao, làm thế nào. Cây nêu cũng giống như các cây khác chúng ta vẫn làm, khi thuyết minh nói đến nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa… Nhưng không phải ai cũng hình dung ra được. Chính vì thế nên ngay dưới đây là một dàn bài chi tiết thuyết minh về cây nêu của học sinh lớp 9 để các bạn tham khảo và từ đó lựa chọn cách viết, các ý sao cho phù hợp. Chúc các bạn thành công.
Cây nêu ngày tết thường được dựng trước nhà để xua đuổi ta ma đón chào 1 năm mới may mắn hạnh phúc, nó được trang trí đơn giản hoặc cũng có những nơi trang trí cầu kỳ với nhiều màu sắc khác nhau
Dàn ý Thuyết minh về cây nêu ngày Tết lớp 9
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Những ngày Tết đến xuân về, trong cái không khí rộn ràng và náo nức của nhân gian, bên cạnh những nhành mai, cành đào xinh đẹp thì có một loài cây không thể thiếu trong những cái Tết xưa: đó chính là cây nêu.
Mở bài số 2: Giữa những ngày rộn ràng tưng bừng của mùa xuân, của những ngày gần Tết, nhà nhà chuẩn bị đồ đạc cho một năm mới đầy may mắn và niềm vui. Giữa bóng đào bóng mai rực rỡ, thấp thoáng một màu xanh tươi của cây nêu ngày Tết.
II, THÂN BÀI
Nguồn gốc, xuất xứ của cây nêu
Cây nêu là gì? → Tuỳ theo địa phương, phong tục tập quán, dân tộc mà mỗi nơi có định nghĩa khác nhau về cây nêu. Với dân tộc Kinh nước ta thì cây nêu là một đoạn cây tre dài, bên trên còn một tán lá nhỏ được cắm trồng ở trước cửa nhà, treo lên đó câu đối hay đèn lồng, bánh pháo…
Nguồn gốc cây nêu: Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm về sự tích cây nêu. Cây nêu xuất hiện là bởi xưa kia con người vốn là làm thuê cho Quỷ. Chúng tai quái bắt con người trồng lúa chỉ được hưởng rơm rạ. Sau nhiều lần cầu cứu Đức Phật, con người đã bị Quỷ lấy lại hết ruộng đất, không cho cày cấy gì nữa. Sau khi bị đuổi ra biển Đông, Quỷ đã xin Phật được phép trở về đất liền vài ba ngày trong năm để viếng thăm phần mộ tổ tiên cha ông và Phật đã đồng ý. Chính vì thế nên hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán người ta trồng một cây nêu có treo khánh đất, buộc một bó lá dứa/cành đa mỏ hái, để bọn Quỷ biết mà tránh không bén mảng đến đất của con người. Từ đó mới có tập tục trồng cây nêu ngày Tết.
Hình dáng, các bộ phận của cây
Cây nêu thường là một đoạn cây tre, cây trúc. Người ta sẽ lấy từ phần thân cho đến hết ngọn để có tán lá nhỏ. Sau đó sẽ cắm xuống phần đất trước cửa nhà vào thời gian nhất định. Vì thế nên chỉ để trong dịp Tết, sau đó phải nhổ ra và bỏ đi bởi cây không có rễ để sống lâu dài.
Thân cây không cần phải to, chỉ nhỏ độ khoảng hơn ngón tay cái người lớn một chút. Thân mang màu xanh lá nhạt, tựa như tràn đầy sức sống, mơn mởn tươi non. Người ta sẽ thường lấy đoạn rất dài, cong cong như cây cầu nhỏ, mỗi lần có gió thổi qua là cây lại đung đưa nhẹ.
Phần lá cũng là màu xanh, thanh mảnh và bé. Đầu lá rất nhọn, các lá mọc đối xứng với nhau, lẻ tẻ tạo thành một tán lá nho nhỏ ngay phần đỉnh cây.
Ở trên cành, người ta thường sẽ treo lên đó một cái đèn lồng nho nhỏ, hay một câu đối trên nền giấy đỏ, dây pháo nổ đầu năm… Ngoài ra, dựa theo tập tục ở một số nơi khác nhau thì có thể rắc thêm vôi xung quanh, treo tỏi….
Ý nghĩa của cây nêu
Ý nghĩa: Ông cha ta đã có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” để nói về những thứ không thể thiếu được trong Tết Nguyên Đán khi xưa. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch – ngày ông Táo về trời vì quan niệm rằng này này đến đêm giao thừa, ma quỷ sẽ nhân đó tới quấy nhiễu. Ngày dựng cây được gọi là lên nêu, còn ngày làm lễ dỡ cây xuống được gọi là hạ nêu. Ngày xưa, cây nêu cũng là biểu tượng cho sự uy quyền. Nhà nào có quyền thế nhất thì sẽ có cây nêu cao nhất.
Ngày nay, tập tục dựng cây nêu ngày Tết đã dần biến mất đi trong xã hội bởi sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Người ta chuyển sang chơi đào chơi mai hơn là tìm một chỗ để cắm cây nêu trước cửa. Hiện nay, tập tục này chỉ còn ở một số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên mà thôi.
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Cây nêu ngày Tết – một nét đẹp của ngày Tết cổ truyền Việt Nam xưa kia, một nét đẹp in dấu mãi trong những kí ức năm tháng tuổi thơ của những thế hệ trước, một nét đẹp mà sau này sẽ chỉ được chiêm ngưỡng qua những tấm ảnh.