Các bài viết liên quan tới chủ đề:
Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” ngữ văn lớp 9, dàn bài về sự cậu thả trong công việc và học tập các ngành nghề. Trong thời kỳ mà mọi mặt của xã hội phát triển ngày càng nhanh chóng như ngày nay, nhịp sống con người lại càng trở nên bận rộn và tấp nập. Đây là điều tất yếu để góp phần xây dựng và đưa xã hội bước lên một tầng cao mới với những bước tiến nhanh hơn. Tuy nhiên, nhịp sống vội vã cũng trở thành một trong những tác nhân chủ yếu gây nên một hiện tượng thường thấy trong xã hội hiện nay: sự cẩu thả. Chính nhà văn Nam Cao cũng đã từng gửi lời của mình vào nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” để thể hiện quan điểm về hiện tượng này. Ông để nhân vật của mình trăn trở khôn nguôi với sự vật vã, tranh đấu trong tâm hồn với nghề văn đã chọn để rồi rút ra một câu nói nhân văn: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. Câu nói này không chỉ có ý nghĩa như thước đo chuẩn mực trong cuộc đời theo nghiệp văn chương của nhân vật Hộ hay chỉ gói trọn trong tác phẩm “Đời thừa”. Nó còn trở thành một triết lý nhân văn, một lời nhắn nhủ chân thành và sâu sắc cho chuẩn mực đao đức nghề nghiệp của con người trong xã hội cho đến ngày nay. Để hiểu rõ hơn và có thể làm tốt bài tập làm văn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo dàn ý nghị luận xã hội về câu nói “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” bên dưới.
DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU NÓI SỰ CẨU THẢ TRONG BẤT KỲ NGHỀ NÀO CŨNG LÀ SỰ BẤT LƯƠNG
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu nói (trích dẫn cả câu trong dấu “…”). Khái quát suy nghĩ, nhận định của em về câu nói này (đúng, sai, có ý nghĩa trong mọi thời đại,…)
II. MỞ BÀI
Phân tích, khái quát ý nghĩa của câu nói trên:
Sự cẩu thả là gì?(thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc trong công việc, qua loa chiếu lệ để đối phó,…)
Thế nào là bất lương? (những hành vi thiếu đạo đức, xâm phạm, gây hại, gây hậu quả xấu cho cá nhân hoặc cộng đồng, đáng phê phán,…)
Rút ra ý nghĩa câu nói “Sự cẩu thả…..bất lương”. (là thái độ thiếu trách nhiệm, qua loa trong công việc gây ra hậu quả nghiêm trọng…)
Dẫn một vài ví dụ thực tế về sự cẩu thả trong nghề nghiệp mà em biết và hậu quả gây ra.
Ví dụ:
Nghề xây dựng ( cẩu thả trong thiết kế, xây dựng công trình, quy trình làm việc, nguyên vật liệu xây dựng,….) => công trình thiếu chắc chắn, bị xuống cấp, sập đổ,…thiết hại đến tính mạng và tài sản con người.
Nghề giáo viên ( qua loa trong khâu chuẩn bị giáo án, giản dạy trên lớp sai kiến thức, chuẩn mực và thái độ giáo dục kém,…) => Học sinh bị sai lệch kiến thức, học tập kém, nhân phẩm dễ xuất hiện lệch lạc,… ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của thế hệ trẻ.
Nghề viết báo ( sử dụng thông tin thiếu chính xác, viết sai sự thật,…) => Khiến người đọc hiểu sai vấn đề, gây tổn thất cho đối tượng bị nhắc đến,… làm giảm tính chân thực của thông tin, dẫn dắt dư luận sai hướng, gây mất niềm tin của xã hội vào truyền thông.
Các nguyên nhân khác.
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự cẩu thả trong nghề nghiệp.
Ví dụ:
Sự sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp khiến không thể tận tâm với nghề (thích nghề này nhưng chọn nghề khác, chọn nghề theo trào lưu, theo ý kiến số đông,…).
Tâm lý thiếu nhẫn nại, ngại khó trong công việc (thường bỏ dở công việc giữa chừng, vấn đề quá khó thì không chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết mà làm bừa cho xong, …).
Chạy theo nhu cầu vật chất ( làm cho có, cho xong để kiếm tiền; làm nhanh để tăng hiệu suất, tăng thu nhập; mức lương được trả chưa vừa ý nên chỉ làm qua loa,…)
Đưa ra lời khuyên, phương hướng giải quyết cho vấn đề.
Ví dụ:
Nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.
Có thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.
Cơ quan làm việc nên có chính sách đãi ngộ, chế độ lương bổng hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Các biện pháp khác.
Khái quát lại nhận định, cảm nghĩ của bản thân về câu nói.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại bản chất của câu nói (đúng, sai, quan trọng, ý nghĩa,…). Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.