Trò chơi điện tử – trò chơi vô cùng phổ biến, được ưa chuộng nhưng ẩn sau trong nó là những nguy cơ, tác hại khôn lường. Với nhiều lợi ích và tác hại, khi viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử của lớp 9 sẽ dễ xảy ra tình trạng xếp ý không phù hợp, logic. Đa số các trò chơi điện tử đều có kích bản để thu hút người dùng và làm cho người dùng nghiện để quay lại và chơi nhiều hơn vì thế ranh giới giữa chơi trò chơi để giải trí và nghiện trò chơi điện tử nó rất mong mạnh. Rất khó để cân bằng 2 việc đó mà đa số mọi người chơi game đều bị nghiện và ảnh hưởng rất nhiều tới công việc cũng như học tập, tốn thời gian và mất tập trung là 2 tác hại to lớn nhất mà chúng ta có thể thấy ngay trước mắt. Vì vậy, tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết minh hoạ cho đề bài này để các bạn tham khảo trong quá trình học tập.
Các bài viết liên quan tới chủ đề Nghị luận, Trò chơi điện tử đáng chú ý:
Xã hội của chúng ta đã trải qua một thời gian rất dài để có thể đi đến ngày hôm nay. Từ những ngày tháng nguyên thủy hoang sơ nhất, thay đổi qua nhiều loại hình xã hội khác nhau trong lịch sử, cho đến một xã hội văn minh và hiện đại với công nghệ tiên tiến, tất cả là công sức của tất cả chúng ta. Mỗi thời có đặc trưng riêng của nó về chế độ xã hội, công cụ khoa học hay là con người… Xã hội của chúng ta ngày nay nổi bật với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người sống trong một thế giới hiện đại và nhu cầu bản thân luôn được đáp ứng. Đặc biệt là nhu cầu giải trí, những loại hình giải trí mới ra đời, được khá nhiều người ưa chuộng chính là trò chơi điện tử. Nhắc đến loại trò chơi này, hẳn nhiều bạn học sinh lớp 9 sẽ nhận ra đây là đề bài vô cùng quen thuộc trong dạng văn nghị luận xã hội mà mình đang học. Vậy trò chơi điện tử là gì và nếu viết một bài văn nghị luận về nó thì viết như thế nào? Để tìm kiếm được câu trả lời của mình, các bạn học sinh hãy đọc dàn ý chi tiết nghị luận về trò chơi điện tử của lớp 9 dưới đây nhé. Với một dàn ý chi tiết, chỉ cần bạn thêm chút lời văn nối các ý vào là đã có thể thành một bài văn hoàn chỉnh rồi. Chúc các bạn học thật tốt.
Đa số người chơi game online hiện tại đều rất khó cân bằng được thời gian chơi game và nghiện game làm tốn thời gian mất tập trung
Dàn ý nghị luận về trò chơi điện tử lớp 9 chi tiết
I, MỞ BÀI
– Dẫn dắt nêu lên vấn đề cần nghị luận đề bài yêu cầu: Nghị luận về trò chơi điện tử.
Ví dụ
Mở bài số 1: Công nghệ ngày càng càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người cũng theo đó mà tăng cao. Và từ đó, một loại hình giải trí mới ra đời mang tên trò chơi điện tử.
Mở bài số 2: Không có điều gì là tuyệt đối. Sẽ chẳng có thứ nào tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn. Thật vậy, mọi thứ ra sao là do mỗi người chúng ta tự quyết định lấy. Trò chơi điện tử cũng vậy, chơi nó tốt hay là xấu là do chúng ta.
II, THÂN BÀI
* Giải thích: Thế nào là trò chơi điện tử?
Thế nào là trò chơi?: Trò chơi, hiểu đơn giản là hoạt động con người tham gia để giải trí, thư giãn. Đôi khi nó cũng được sử dụng như là một công cụ giáo dục nữa.
Trò chơi điện tử là gì?: Đó là một loại trò chơi khá phổ biến trong thế giới công nghệ hiện nay, sử dụng công nghệ để có thể tham gia được. Người chơi chỉ cần sử dụng thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, máy tính… có kết nối Internet hoặc không là có thể chơi được.
* Bàn luận: Lợi và hại của trò chơi điện tử?
Lợi ích của trò chơi điện tử:
Trước hết, nó là một trò chơi nên sẽ giúp người chơi được giải trí, thư giãn, giải toả được căng thẳng, stress của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Các trò chơi có âm nhạc giúp ta thư giãn hơn, khiến ta bớt nhức đầu vì công việc, cuộc sống vội vã hàng ngày.
Trò chơi còn giúp phát triển tư duy logic hay phản xạ. Một số trò chơi yêu cầu người chơi phải suy nghĩ, đặt các vấn đề lại với nhau để giải mã hay lựa chọn cách phá ải nhanh nhất… Những yêu cầu ấy khiến họ phải động não, từ đó cũng phản xạ nhanh hơn ở tay hay mắt. Nhiều trường đã đưa trò chơi điện tử vào trong chương trình giảng dạy để rèn luyện tư duy và phản xạ cho học sinh như Indonesia, một số trường tiểu học tại thủ đô Hà Nội của nước ta…
Một số trò chơi còn được tổ chức thành các giải đấu lớn trên khu vực và thế giới. Các công ty về trò chơi không ngừng ra đời và phát triển. Không chỉ vậy, đây cũng là một lĩnh vực thúc đẩy công nghệ khoa học càng thêm đi sâu nghiên cứu để tạo ra những đột phá, những bước nhảy thành công.
Hiện nay, đa số các game có kết nối với tài khoản mạng xã hội của chúng ta, hình thành các giải đấu ảo giúp mỗi người có thể kết bạn, làm quen với nhiều người khác, mở rộng hơn mối quan hệ của chính mình. Đồng thời, game nước ngoài với ngôn ngữ chung là Tiếng Anh sẽ giúp ta nâng cao khả năng ngoại ngữ…
Tác hại của trò chơi điện tử:
Ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân: Chơi nhiều trò chơi điện tử sẽ dẫn đến tình trạng gây nghiện. Nhiều bạn có thể ngồi hàng giờ trước máy vi tính hay chiếc điện thoại của mình, thậm chí là mải mê đến mức bỏ ăn bỏ ngủ. Ngồi nhiều giờ trước máy tính sẽ dẫn đến các bệnh về cổ, mắt, cột sống. Như chúng ta đều biết, ánh sáng từ màn hình điện tử không tốt nếu ta nhìn quá lâu và quá gần, nó sẽ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, thậm chí nặng hơn là cận thị. Cơ thể chúng ta nếu không ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm thì cơ thể sẽ rất dễ bị suy nhược. Tình trạng ấy kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhớ, suy giảm tế bào thần kinh và hoạt động của não bộ.
Ảnh hưởng đến tâm lý và hành động: Rất nhiều trò chơi hiện nay có yêu cầu nạp tiền vào tài khoản để nâng cấp nhân vật hay để thêm phụ kiện… Người ta thường nói, có lần một thì sẽ có lần hai, lần ba, nạp 1 lần thì sẽ có lần kế tiếp. Rất nhiều trường hợp nghiện nạp game mà nợ nần tiền bạc, dẫn đến giết người cướp của.
Dẫn chứng: Đầu tháng 7 năm 2014, ở tỉnh Thái Nguyên của nước ta đã xảy ra một vụ án sát hại bà họ của mình để cướp 4 triệu đồng, mà hung thủ chính là 2 anh em họ, một người sinh năm 2000, một người sinh năm 2001. Hai người khi bị bắt vẫn vô cùng nhởn nhơ, qua điều tra biết được là nguyên nhân do nghiện game. Hay như vụ án của mộ nam sinh 17 tuổi sát hại mẹ mình cũng vì nguyên nhân là lấy tiền chơi game (Xảy ra vào 23/01/2014 ở Hà Giang).
Ảnh hưởng đến công việc và học tập: Dành thời gian quá nhiều cho game, mải mê với chúng khiến người ta không dành thời gian cho công việc và chuyện học hành. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, lượng kiến thức mỗi ngày là rất nhiều, bỏ bê chuyện học thì kiến thức cũ chưa nắm vững, kiến thức mới đã đến rồi, “Tích tiểu thành đại”, đến lúc nhận ra thì lượng công việc/kiến thức đã quá lớn, gây ra tình trạng chán nản và càng vùi đầu vào game điện tử.
Ảnh hưởng đến gia đình: Những vụ án đau thương từ việc tiền game đều là giết hại người thân trong gia đình. Một gia đình có người nghiện game, đặc biệt là con cái sẽ vô cùng vất vả. Mọi người thất vọng, lo lắng khi đứa con/đứa cháu/đứa em mình lâm vào tình trạng như vậy, bỏ bê học hành, thu hẹp quan hệ, lầm lì ít nói đi, thậm chí là có thể bị trầm cảm.
Ảnh hưởng đến xã hội: Tỷ lệ tội phạm tăng lên đáng kể. Lực lượng người lao động cho xã hội bị giảm xuống cả về số lượng và chất lượng. Xã hội đi xuống, thậm chí nặng hơn là có những vấn đề khó giải quyết…
* Mở rộng: Bài học nhận thức và hành động
Nên lựa chọn những trò chơi phù hợp với bản thân mình, không nên chọn những trò quá máu me bạo lực hay chứa đựng yếu tố kích thích…
Nên chơi trong thời gian vừa phải, không nên chơi quá nhiều. Phụ huynh càng cần quản chặt hơn khoảng thời gian con em mình chơi trò chơi điện tử.
Chơi game cũng là một cách giải toả nhưng ngoài kia vẫn có rất nhiều những trò chơi vừa giải trí vừa mang lại sức khoẻ như các môn thể thao, đồng thời cũng giúp ta gắn chặt hơn với tình bạn, mọi người xung quanh…
III, KẾT BÀI
– Khẳng định lại, nhấn mạnh một lần nữa về vấn đề trò chơi điện tử.
Ví dụ: Chơi điện tử có lợi hay có hại là tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Bạn muốn trở thành một người chơi thông minh hay không?